Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng.

Bệnh viêm đại tràng co thắt là dạng phổ biết nhất của chứng bệnh đại tràng, viêm loét đại tràng. Bệnh khó điều trị dứt điểm bằng các phương pháp y học hiện đại, nguy cơ nhiễm bệnh cao, tái phát nhiều lần. Bệnh tái phát có tính chu kỳ, thường kéo dài khoảng 3 tháng.

dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm đại tràng

Chứng viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ với lượng thực phẩm qua đường đại tràng. Tốc độ thức ăn lưu chuyển quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.

Khi các giai đoạn co và giãn cơ ruột nhanh hơn, mạnh hơn sơ với đại tràng bình thường, đường ruột không có thời gian hấp thụ lượng nước có chứa trong thực phẩm sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Ngược lại, khi cơ ruột co giãn chậm hơn, yếu hơn, ruột hấp thụ quá nhiều nước sẽ gây ra tình trạng táo bón, phân khô và cứng.

Phân Loại Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại:

Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Tỷ lệ người mắc bệnh đại tràng co thắt khá cao, chiếm khoảng 20% dân số trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 30 đến 40%, đặc biệt số lượng người mắc bệnh đại tràng co thắt ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 4 người mắc bệnh thì có 3 người là phụ nữ.

Những người mắc các chứng rối loại thần kinh chức năng, trầm cảm, căng thẳng kéo dài…có nguy cơ mắc bệnh đại trạng co thắt rất cao.

Nguyên Nhân Của Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt

– Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đại tràng co thắt là do chế độ ăn uống. Sử dụng phực phẩm thiếu an toàn, không đảm bảo vệ sinh, thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, khuẩn lỵ…gây ra tình trạng ruối loạn nhu động ruột.
– Một trong những nguyên nhân khác là do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm, dùng thuốc liên tục, kéo dài…gây ra bệnh đại tràng co thắt.
– Lao động quá sức, mất ngủ, căng thẳng kéo dài, chấn động tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt.
– Mức độ bất thường của serotonin trong ruột, điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng bị lo âu và trầm cảm. Serotonin là một chất có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của mỗi người. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt.
– Phụ nữ bị viêm đại tràng co thắt nhiều gấp 4 lần so với nam giới nên các nhà nghiên cứu cũng tin rằng yếu tố nội tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt.


– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng là một trong những phương pháp ngăn ngừa bệnh đại tràng hiệu quả nhất. Không sử dụng những loại thực phẩm còn tươi, sống, đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
– Tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng thái quá gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột. Tạo cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
phòng tránh bệnh viêm đại tràng

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước. Dùng lòng bàn tay mát xa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
– Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt sử dụng những loại thực phẩm giầu kali như chuối, đu đủ…
– Hạn chế hoặc không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê và thuốc lá. Hạn chế đồ ăn chua cay và những thức ăn chiên rán khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều, no vào buổi tối.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn tính

Viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch.

nguyên nhân bệnh dạ dày

Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân.


Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày. Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có nhiều, song có thể xếp vào hai nhóm chính

Do các yếu tố ngoại sinh thường gặp :

- Virus, vi khuẩn và độc tố của chúng.
Thức ăn : nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rượu, chè, cà phê, mù tạc … Rượu mạnh, uống với khối lượng nhiều.

ăn vội và ăn nóng dễ bị mắc bệnh dạ dày

Ăn vội và nóng là những nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn.

Thuốc Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL…

- Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng (đồng, kẽm), thủy ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc …
- Các kích thích nhiệt, dị vật. Các loại chất độc với ý đồ uống để tự tử.
- Các loại thuốc mang tính chất kích thích, nhất là dạng thuốc bột.
- Do các yếu tố nội sinh (các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp), gặp trong các bệnh sau
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi … viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành…)
- Ure cao trong máu ở những bệnh nhân viêm thận cấp tính hoặc mạn tính, tăng thyroxin, tăng đường máu.
- Bỏng, nhiễm phóng xạ (1.100r – 25.000r ), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, shock, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan …
- Dị ứng : thức ăn (tôm, ốc, sò, hến …)

Niêm mạc dạ dày bị viêm cấp tính do dị ứng bởi một vài loại thức ăn không thích hợp với cơ thể hay aspirin… mà ta vẫn thường gọi là viêm dạ dày dị ứng, đôi khi có chảy máu lan tỏa trên toàn lớp niêm mạc dạ dày – gọi là viêm dạ dày dị ứng xuất huyết.

Do yếu tố xúc động mạnh về tâm thần làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường dẫn đến sự thay đổi dạ dày dạng viêm – viêm dạ dày do bị kích động mạnh sự hoạt động của bệnh thần kinh trung ương cao cấp.

2. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính được xem như là tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày, hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài .

Nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày mạn tính:
Hậu quả của việc điều trị không đúng hay không triệt để bệnh viêm dạ dày cấp tính, từ đó chuyển sang mạn tính.
Uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niêm mạc dạ dày và gây bệnh.
Ăn uống không điều độ, vội vàng, không nhai kỹ thức ăn, ăn các thức ăn khi còn đang nóng,… Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc…Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hóa học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm . Ăn nhiều gia vị (chua, cay) như hạt tiêu, ớt…


Hãy coi chừng với các loại gia vị có tính kích thích.

Hãy coi chừng với các loại gia vị có tính kích thích.

Dùng một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… thường là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
Hậu quả của bệnh nhiễm trùng mủ ở miệng, từ cổ họng như viêm mủ chân răng, viêm amidan hốc mủ, viêm mủ xoang hàm…
Một vài bệnh lý viêm mạn tính ở các cơ quan tiêu hóa khác như viêm gan, viêm ruột non, viêm đại tràng. Các nhà nghiên cứu thường cho thấy viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với loét dạ dày, loét hành tá tràng, bệnh đại tràng chức năng, táo bón, nhiễm khuẩn ruột, túi mật viêm, trào ngược dịch mật vào dạ dày, viêm miệng nối dạ dày – hỗng tràng, ung thư dạ dày …
Suy dinh dưỡng, ăn thiếu chất chủ yếu là chất đạm, thiếu các loại vitamin. Thiếu Fe, thiếu B12, thiếu axít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
Yếu tố thần kinh – phản xạ điều hòa chức năng của dạ dày cũng đóng một vai trò quan trọng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Rau cải trắng chữa đau dạ dày

Không chỉ giúp cải thiện chứng đau dạ dày, cải trắng còn có lợi cho những người bị nhức đầu, lạnh bụng dưới…

Rau cải trắng (hay rau cải bẹ trắng) chứa nhiều chất bổ và vitamin, đặc biệt là vitamin C. Sau đây là một số bài thuốc với lá hoặc hạt cải trắng:

rau cải trắng tốt cho bệnh nhân dạ dày

Đau dạ dày: Dùng lá cải rửa sạch trong nước muối, ép tươi lấy nước uống ngày 2 – 3 lần. Uống kiên trì sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Chứng cam răng: Khi lợi bị viêm loét, răng bị mủn, miệng có mùi hôi, thì lấy lá cải trắng đốt thành than, nghiền thật mịn. Dùng bột này xát vào lợi, răng thường xuyên bệnh sẽ khỏi.

Sơn ăn, lở ngứa: Dùng 9 lá cải trắng rửa sạch, nấu kỹ với nước, rửa thường xuyên, sẽ rất hiệu nghiệm.

Nhức đầu: Lấy một nhúm hạt cải trắng tán thành bột, trộn với chút giấm, xoa lên gáy và hai bên thái dương, sẽ đỡ.

Lạnh bụng dưới: Lấy hạt cải trắng khoảng 40 gr, sao hơi vàng, tán bột mịn rồi quết với cơm nếp, hòa thành viên bằng hạt đậu xanh. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng.

Bế kinh: Lấy hai lạng ta hạt cải trắng 80 gr, tán nhỏ, uống khoảng 7,5 gr pha với rượu khi đói.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đại tràng

Những bệnh nhân đại tràng cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhằm tránh bệnh viêm đại tràng tái phát. Ngoài ra, chế độ ăn uống thích hợp giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh đại tràng một cách tốt nhất.

Bệnh Nhân Đại Tràng Nên Kiêng Gì?

Bệnh đại tràng liên quan đến hệ tiêu hóa và gây ra nhiều khó khăn cũng như đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng cần có chế độ ăn kiêng phù hợp và đặc biệt phải kiêng những đồ ăn như:

bệnh nhân đại tràng nên kiêng bia rượu

– Kiêng đồ sống, lạnh, ôi, thiu… Ăn chín, uống sôi là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh viêm đại tràng và các căn bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa.

– Tránh xa rượu bia: rượu bia, hút thuốc lá có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ta các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, loét dạ dày

– Người bị bệnh viêm đại tràng nên kiêng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đạm như thịt chó, thịt trâu…

chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đại tràng

Bệnh Nhân Đại Tràng Nên Ăn Gì?

– Không nên kiêng khem quá mức; cần giữ cân bằng trong khẩu phần ăn; tránh những thức ăn khó tiêu, thức ăn không thích hợp (tùy theo từng bệnh nhân); nếu đi ngoài phân có mùi chua, nhiều bọt thì giảm các thức ăn dễ lên men như đường, sữa, dưa chua; nếu đi ngoài phân có mùi thối thì giảm ăn đạm, nên ăn sữa chua, dưa; trong trường hợp bị táo bón nên ăn những thức ăn nhuận tràng như khoai, sữa chua, củ cải. Một số món dưới đây dùng thích hợp:

bệnh nhân đại tràng nên ăn gì?

– Đậu ván, đại táo: Đậu ván 25g, đại táo 20g, bạch thược và trần bì mỗi thứ 5g. Sắc lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối. Ngày uống 1 lượng như thế để trị viêm đại tràng mãn do tỳ vị hư hàn.

– Trái vải, hoài sơn: Vải khô chỉ lấy cơm 50g, hoài sơn 40g, hạt sen 30g, gạo tẻ 60g. Ba vị đầu giã nát, nấu cháo chung với gạo tẻ, mỗi tối ăn 1 lần, liên tục 15 – 20 ngày. Trị viêm đại tràng mãn tính do tỳ thận hư hàn.

– Củ sen: Củ sen già còn tươi 150g, gạo tẻ 100g, đường cát trắng 30g. Làm sạch củ sen, bỏ đốt và vỏ, cắt miếng nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ, khi cháo chín thêm đường cát, ngày ăn 1 thang. Trị viêm đại tràng mãn do tỳ thận hư hàn.

– Cật heo, cốt toái bổ: Cật heo 2 cái, cốt toái bổ 10g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cật heo, cắt miếng, cốt toái bổ dùng vải thưa bọc lại, cho chung vào nồi, thêm nước hầm trong 1 giờ, nêm muối và gia vị vừa miệng. Ngày ăn 1 thang, chia ăn 2 – 3 lần, ăn liên tục 5 – 7 ngày.

– Bổ cốt chỉ, ngũ vị tử: Bổ cốt chỉ 12g, ngũ vị tử 10g, ngô thù du 6g, nhục đậu khấu 10g, gừng tươi 6g, đại táo 5 quả. Tất cả đem nấu lấy nước dùng trong ngày.

– Bạch thược, phòng phong: Bạch thược, phòng phong, cam thảo, bạch truật mỗi thứ 10g đem nấu lấy nước để dùng trong ngày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội


Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, vì những thức ăn này dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm

Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.

Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

bệnh dạ dày nên ăn gì?

Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.

Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.

Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Sa nhân vị thuốc chữa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày biểu hiện đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

cay-sa-nhan-chua-viem-loet-da-day
Cây sa nhân chữa bệnh viêm loét dạ dày
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được.

Sa nhân là thuốc có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)…

Một số bài thuốc từ sa nhân chữa bệnh dạ dày

Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. 

Chữa lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liền 3 – 5 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị lỵ mạn tính, đau bụng tiêu chảy: Với biểu hiện bệnh nhân ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.

Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại.

Hoặc có thể dùng bài sau: Sa nhân sao qua, tán thành bột mịn; mỗi lần uống từ 2 – 4g, ngày 3 lần, uống thuốc bằng nước sắc 5 – 7 lát gừng tươi. Hoặc dùng gạo tẻ 30 – 50g, sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3 – 6g; gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh đau dạ dày bằng hoa chuối

Theo dược học cổ truyền, thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, các chứng bệnh như ngực bụng đầy chướng, hay ợ chua, nôn nhiều đờm rãi, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh guyệt, chỉ khát nhuận phế, thông huyết mạch, lợi xương tủy…

Hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng hoa chuối:

hoa chuối chữa bệnh dạ dày

1. Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim nhanh: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

2. Ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nấc:Hoa chuối 10g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Dùng 3-5 ngày.

3. Chữa đau dạ dày: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10g, gạo tẻ 30g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

4. Bụng chướng đau, ợ chua: Hoa chuối 6g sắc uống. Dùng liên tục trong 3 ngày.

5. Nấc: Hoa chuối 60g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.

6. Kiết lỵ: Hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.

7. Nhọt độc, ung thũng: Hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương đến khi khỏi thì dừng.

8. Bế kinh: Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.

Mặc dù đã có rất nhiều nhiều người điều trị bệnh đau dạ dày theo những phương pháp tự nhiên do tính an toàn, vị thuốc là những thực phẩm hàng ngày hoặc cây lá trong vườn nên dễ kiếm, tuy nhiên khó chữa dứt điểm được bệnh và thường thì sẽ bị tái phát.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây là bài thuốc nổi tiếng của người dân tộc Nùng.

Theo tiếng Nùng gọi là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau rả... Theo y học cổ truyền, chè dây có vị ngọt, đắng, tính mát, được dùng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày và còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng.

Để xác định được tên khoa học của cây chè dây mà đồng bào vẫn dùng, chúng tôi đã phải lên tận nơi để lấy được mẫu cây có hoa, có quả, hạt và sau đó mới xác định được tên khoa học là Ampelopsis cantonesis Planch. Vitaceace”. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định thành phần chính trong cây chè dây là flavonoid có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori là xoắn khuẩn gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và độ an toàn cao.


cây chè dây chữa viêm loét dạ dày

Theo các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tại Khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện 108, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, thuốc Ampelop chiết xuất từ chè dây có tác dụng cắt cơn đau do loét hành tá tràng, làm lành các ổ loét và diệt trừ khuẩn Helicobacter pylori với tỷ lệ cao. Một đặc tính hơn hẳn nhóm thuốc hóa dược điều trị dạ dày hành tá tràng là thành phần flavonoid trong chè dây còn có tác dụng giải độc gan theo cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do và an thần. Do vậy, người bệnh khi uống thuốc không gặp phải phản ứng phụ gây khó chịu hay mệt mỏi kéo dài như một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh dạ dày khác.

Cách dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát theo liệu pháp tự nhiên:

Ngày dùng 10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com