Viêm loét dạ dày hành tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày. Về mặt mô học, là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm
1. Thuốc đông y nam y điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Theo đông y và những thầy thuốc nam y có nhiều kinh nghiệm thì bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh : do tình trí bị kích thích, can khí uất kết làm mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng chọc của tỳ vị mà gây các chứng đau ợ hơi, ợ chua …vvv. hoặc do ăn uống thất thường làm mất khả năng kiện vận , hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau
Bài thuốc chủ trị : Viêm loét dạ dày tá tràng ,vùng dạ dày đau ,thích ấm ,xoa bóp ,nôn ra ,nước xanh ,mệt mỏi ,chân tay lạnh tiểu đường, với các vị thuốc sau :Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Bạch biển đậu, Can khương , Mộc hương, Sa nhân, Từ tử, Và vài vị thuốc khác nữa
Bài thuốc sắc 15 phút chắt lấy nước còn bã đổ thêm nước sắc tiếp 15 phút lọc bã đổ 2 phần thuốc vào với nhau ,uống đều trong ngày mỗi ngày 1 thang .
Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.
2 . Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ và mật ong
Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ và mật ong .
Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.
Hoặc để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng.
Phần cuối cùng chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc những thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này , ngoài ra những thực phẩm trên còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh cùng với những loại thuốc uống khác giúp bệnh tiến triển và nhanh khỏi hơn rất nhiều
Bạn nên chọn những thực phẩm sau trong bữa ăn
- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày.
- Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, cá. Nên chế biến luộc, hấp, om sẽ dễ hấp thu hơn.
- Rau củ non chế biến chín.
- Tinh bột và các thực phẩm ít mùi vị như : cháo, cơm, bánh mỳ và các loại khoai củ ấu chín hoặc hầm nhừ.
- Dầu thực vật với số lượng ít.
Nên tránh những loại thực phẩm dưới đây
- Thức ăn nhiều mùi vị chất thơm như thịt quay, thịt cá nướng và thức ăn rán nhiều dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông lạp sườn, xúc xích và các loại nước sốt thịt các đậm đặc.
- Thức ăn có vị chua: sữa chua, dưa muối, cà muối.
- Thức ăn cứng, nhiều xơ dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau già, quả sống…
- Các loại rau quả chua, quả chứa nhiều men tiêu hóa: dứa, đu đủ, chuối tiêu…
- Không uống chè đặc, cà phê đặc, tuyệt đối không uống rượu và hút thuốc lá.
3. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thực phẩm
- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit
- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng
- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Chú ý nếu không chữa bệnh kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm, tìm hiểu biến chứng của dạ dày tá tràng tại đây
Chú ý nếu không chữa bệnh kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm, tìm hiểu biến chứng của dạ dày tá tràng tại đây
Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét