Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Các biến chứng của viêm loét dạ dày

Các biến chứng của viêm loét dạ dày có thể xảy ra theo thời gian, đặc biệt là nếu viêm dạ dày trở thành mãn tính sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Các biến chứng có thể bao gồmviêm loét dạ dày, loét chảy máu dạ dày, thiếu máu, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng mất nước, các vấn đề về thận, thậm chí tử vong.

1. Dự đoán tiến triển của viêm dạ dày

Hầu hết mọi người bị viêm dạ dày có rất ít khả năng hồi phục hoàn toàn trong ngắn hạn. tuy nhiên những người bệnh được xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp sớm sẽ có nhiều cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp dự đoán tiến triển viêm dạ dày mãn tính có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét chảy máu, ung thư dạ dày.

Hẹp môn vị: Biểu hiện lúc đầu cảm thấy đầy bụng, nặng bụng, ở chua kèm đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.

Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.


biến chứng của bệnh dạ dày

2. Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày

Điều trị các nguyên nhân cơ bản của viêm dạ dày là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu hoặc giải quyết viêm dạ dày. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây ra viêm dạ dày là Helicobacter pylori, điều trị bằng kháng sinh thích hợp (thường là sự kết hợp của amoxicillin và clarithromycin[Biaxin, Biaxin XL] cộng với bismuth subsalicylate[Pepto - Bismol]) thường có hiệu quả.

Nếu NSAIDs là nguyên nhân, cần dừng sử dụng nonsteroid. Kết hợp các loại thuốc kháng axit (Maalox, Rolaids, và Alka-Seltzer), histamin (H2) chẹn (famotidine [Pepcid AC], ranitidine [Zantac 75]) và PPI hoặc ức chế bơm proton ( omeprazole [Prilosec], pantoprazole[Protonix], esomeprazole [Nexium]).

3. Làm thế nào để ngăn chặn viêm dạ dày

Nếu nguyên nhân của viêm dạ dày được ngăn ngừa, thì viêm dạ dày được ngăn chặn. Lạm dụng rượu hoặc NSAIDs là nguyên nhân, cách ngăn chặn tốt nhất là dừng đưa những chất này vào cơ thể. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, phòng ngừa sẽ khó khăn hơn. Nhưng vệ sinh cơ thể, rửa tay, ăn uống hợp vệ sinh là biện pháp tốt để giảm nguy cơ viêm dạ dày từ các tác nhân gây bệnh.



LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày theo phương pháp dân gian truyền thống. 

Các bài thuốc chữa đau dạ dày đó hầu hết là từ các loại lá, rau, củ quả trong vườn hoặc trên núi.

Hôm nay Hoa Việt sẽ giới thiệu bạn đọc: Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong
Cả trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong. Chưa kể mật ong có tính lành khi dùng có thể lành vết thương khá tốt, đối với những người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày thì phương thuốc này hoàn toàn có thể dùng được.

chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

Mới đây các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng trong tỏi có chứa chất alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Giúp hệ tiêu hóa chống lại các tác nhân gây bệnh khá tốt.

Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị bệnh tim, bỏng…Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm họng sinh ho kéo dài.

Công thức:

Dùng tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Bạn để ngâm trong 3 tuần rồi lấy ra dùng sáng chiều khoảng 2 thìa sáng chiều. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với việc ăn vài tép tỏi trong các bữa ăn còn giúp bạn giảm chứng đau bụng rất nhanh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bí đỏ chữa dạ dày, lao phổi

Bí đỏ là món ăn quen thuộc của nhân dân ta. Lá, ngọn non, hoa được dùng làm rau, quả được xào, hầm hoặc nấu canh. Bí đỏ vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí chữa được nhiều loại bệnh.

bí đỏ chữa bệnh gout

Những bài thuốc có bí đỏ:

Bí đỏ: dùng 100g-200g cùi bí đỏ nấu canh ăn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị, bổ thần kinh, nhuận tràng, chữa chứng đau đầu, táo bón.

Cuống quả bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt nổi mề đay rất tốt.

Bí đỏ sắc lấy nước uống chữa đau dạ dày, lao phổi.

Hạt bí đỏ: là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho …

Hạt bí đỏ rang vàng 60g, nhân lạc rang 30g, nhân hạt hồ đào 30g. Ăn hết một lúc, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu máu suy dinh dưỡng.

Hạt bí đỏ khô 20g, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, làm liền trong 3 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay.

Dùng 25g hạt bí cho trẻ từ 3-4 tuổi; 40g cho trẻ 5-7 tuổi; 60g cho trẻ 7-10 tuổi và 60-100g cho người lớn. Giã nhỏ hạt bí sau khi đã bóc vỏ, trộn với ít đường, ăn hết một liều trong vòng 1 giờ vào lúc đói bụng. Sau đó nằm nghỉ 3 giờ và uống thêm thuốc tẩy muối. Khi muốn đại tiện thì ngâm mông vào nước nóng giun sán sẽ ra.

Hạt bí đỏ 30g để cả vỏ cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5g có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, chữa ho gà ở trẻ em.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Trị viêm loét dạ dày tá tràng nhờ sò huyết

Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.

sò huyết trị viêm loét dạ dày

Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém. Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần. Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng. Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn.

Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh

Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: uống bột vỏ sò 12 – 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Chữa đại tiện ra máu: ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa tụ máu, bầm tím: ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách làm giảm lượng dư thừa axit trong dạ dày

Dạ dày của chúng ta luôn chứa đầy chất lỏng dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn , nhưng không hẳn nhiều dịch vị dạ dày là tốt mà đôi khi nhiều axit dạ dày còn khiến sức khỏe của bạn gặp nhiều nguy hiểm khác , vậy dư thừa axit trong dạ dày như thế nào là nguy hiểm hay tại sao dạ dày lại bị dư thừa axit thì mời bạn đọc cùng tham khảo và có những kiến thức nhất định để biết cách phòng tránh cho mình và người thân :

Có nhiều nguyên nhân gây dư thừa axít trong dạ dày như : trào ngược a xit cấp, như những ai bị béo phì, uống rượu quá nhiều, hút thuốc lá, ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá cay và hay ăn vặt… có xu hướng bị dư axít. Phụ nữ mang thai cũng có thể là nạn nhân của chứng trào ngược axit.


cách giảm lượng dư thừa axit trong dạ dày


Triệu chứng phổ biến nhất của tính axít cấp là ợ chua mà mọi người thường cho là đau tim. Các triệu chứng khác là có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở giữa ngực hoặc có thể cảm thấy thức ăn trào lại ra miệng cảm thấy chua miệng, khó thở, đặc biệt là khi cố gắng ngủ, và nặng nề trong lồng ngực.

Biện pháp khắc phục quan trọng nhất trong việc kiểm soát nồng độ dư axít cấp là ăn tối trước khi đi ngủ khoảng ba giờ. Ngoài ra, không uống rượu quá nhiều, không ăn quá nhiều sôcôla, không hút thuốc lá, hạn chế caffeine vì những thói quen này làm trầm trọng thêm độ chua.

Những các dưới đây sẽ giúp bạn giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày để tránh những tổn thương do chứng thừa axit gây ra cho cơ thể.

Hiểu được nguyên nhân của axit dư thừa trong dạ dày. Đây là một bước quan trọng trước khi bạn cố gắng để điều chỉnh độ axit của dạ dày của bạn bằng cách sử dụng phương pháp tự nhiên hay sử dụng thuốc.

Thông thường, một sự thay đổi lối sống có thể là đủ để khôi phục lại nồng độ acid trong dạ dày thích hợp.

Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu của acid dư thừa trong dạ dày . Nước có độ pH trung tính, có nghĩa là nó không phải là một axit cũng không phải là bazơ. Khi cơ thể bạn có đủ lượng nước, nó tự nhiên có thể điều chỉnh độ axit của dạ dày

Rối loạn ăn uống như chứng háu ăn và chán ăn do đó cũng có thể đóng góp lượng axit dạ dày dư thừa tích tụ. Khi cơ thể không nhận đủ thức ăn hoặc quá nhiều thức ăn trong dạ dày khiến buồn nôn, axit trong dạ dày có thể tăng. Thay đổi thói quen ăn uống có thể giảm lượng axit sản xuất quá nhiều.

Lưu ý các triệu chứng có thể kết hợp với axit dạ dày dư thừa. Bạn cần xác định xem độ pH trong dạ dày của bạn có là thủ phạm đằng sau các triệu chứng.

Các triệu chứng có thể có khi dư thừa axit trong dạ dày bao gồm chứng ợ nóng, đầy hơi, khí dư thừa, khó tiêu, buồn nôn, hay viêm loét dạ dày.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm hơi thở hôi, rụng tóc, ợ hơi hoặc nghẹt mũi.

Hiểu được các yếu tố góp phần gây dư thừa axit trong dạ dày. Các loại thực phẩm mà bạn ăn có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày như các thức ăn khó tiêu. Các loại thực phẩm nhiều gia vị và thức ăn mặn cũng có thể đóng góp vào việc dư thừa axit tích tụ.

Loại bỏ những thói quen xấu liên quan đến sức khỏe của bạn có thể khiến axit dư thừa trong dạ dày tích tụ, bao gồm: hút thuốc, có thể gây ra sự tích tụ của axit dạ dày. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng kéo dài và các vấn đề dạ dày khác.

Uống nhiều rượu, mà cũng có thể làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày.

Ăn các bữa ăn một cách thường xuyên và cố gắng ăn các mặt hàng thực phẩm lành mạnh thay vì đồ ăn vặt hay thức ăn có lượng đường và muối cao. Thức ăn có nhiều chất xơ có thể giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày.

Uống một ly sữa nguyên chất giúp chống lại các tác động của axit dạ dày dư thừa. Đối với cá nhân có sự xuất hiện thường xuyên của các axit dư thừa trong dạ dày, một ly sữa có thể giúp hấp thụ axit dư thừa và làm giảm các triệu chứng của việc tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Hoặc bạn cũng có thể dùng cách làm giảm lượng dư thừa axit trong dạ dày như sau :

chúng ta nên uống nước ấm mỗi ngày, đun sôi vài lá bạc hà hoặc húng quế và dùng một ly nước này sau các bữa ăn; đưa chuối, dưa hấu và dưa leo vào chế độ ăn uống hằng ngày; ngậm một miếng đinh hương là một biện pháp khắc phục hiệu quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách ăn uống tốt cho bệnh nhân chảy máu dạ dày

Đối với các bệnh về dạ dày thì việc chú ý tới chế độ ăn uống chính là một cách khôn ngoan giúp bạn xóa bỏ đi những cơn đau không cần thiết. Hiện nay bệnh đau dạ dày đã quá phổ biến ở nước ta, Bệnh mới đầu dễ bị bệnh nhân xem thường và không tìm cách chữa trị sớm mà thường tới khi bị những cơn đau dạ dày hành hạ quá mức khi đó mới chịu can thiệp vào. 

Tuy nhiên nhiều trường hợp phát hiện muộn mà bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày, xuất huyết trong chính là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu như không cầm máu kịp thời. Trong việc gặp phải các bệnh như vậy thì việc tìm cho mình một cách ăn uống khoa học chính là cách cần thiết cấp bách nhất mà bạn nên làm. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống tốt cho bệnh nhân mắc bệnh chảy máu dạ dày mà những ai đang gặp phải vấn đề này có thể tham khảo.


dinh dưỡng cho bệnh nhân chảy máu dạ dày

Cách ăn uống tốt cho bệnh nhân chảy máu dạ dày

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong bệnh xuất huyết dạ dày

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị, phục hồi sức khỏa cho bệnh nhân. Việc ăn uống hợp lý khoa học có thể giúp ích cho dạ dày như:

– Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Giảm tiết acid dịch vị.
– Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột.
– Đề phòng thiếu dinh dưỡng.

Nguyên tắc ăn uống tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày

* Sử dụng một số thức ăn tốt cho dạ dày

– Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
– Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
– Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
– Ít xơ sợi: rau củ non.
– Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
– Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

* Hạn chế thức ăn kích ứng niêm mạc


Nên hạn chế những loại thức ăn có thể kích ứng niêm mạc dưới đây để không làm tình trạng của bệnh nặng hơn.

– Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
– Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
– Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
– Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
– Rượu, chè, cà phê đặc.

Cách ăn uống tốt cho bệnh nhân chảy máu dạ dày

– Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
– Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.
– Không ăn thức ăn quay, rán.
– Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40o-50oC.

Đối với bệnh nhân bị mắc các bệnh đau dạ dày thì cách tốt nhất có thể đó chính là việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ bệnh sớm khỏi. chế độ ăn vô cùng quan trọng vì vậy nên bạn không nên xem thường nhé!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày

Đau bụng, khó chịu, đầy hơi, luôn mệt mỏi khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên. Phải chăng bạn đã mắc chứng đau dạ dày đáng ghét? Có thể lắm.


phòng tránh bệnh đau dạ dày


H.pylori là gì vậy?

H.pylori là viết tắt của Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người. Nó gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, loét dạ dày thậm chí cả ung thư.

Bạn có thể không biết mình bị nhiễm vi khuẩn này vì thường không có các triệu chứng nào đặc biệt.

Vi khuẩn H.pylori đủ khỏe để sống được trong môi trường axit có trong dạ dày. Vi khuẩn này dễ dàng bị lây nhiễm do tiếp xúc hoặc thiếu vệ sinh.

Làm thế nào để tránh?

1. Nên làm việc trong khu vực thông gió, thoáng mát

Nếu không có điều kiện, bạn có thể mở cửa để đón nhận luồng không khí trong lành.

2. Rửa tay thường xuyên và đúng cách

- Rửa tay bằng nước nóng nhất mà da tay bạn có thể chịu đựng được (đừng cố rửa nước nóng quá dễ gây bỏng tay). Và chỉ sử dụng nước ấm cho trẻ nhỏ.

- Luôn luôn sử dụng xà phòng. Bạn xoa xà phòng đủ mức để tạo thành bọt. Chà xát hai tay vào nhau khoảng 20 giây bao gồm cả cổ tay, các kẽ móng tay và giữa các ngón tay. Nếu có ai bảo bạn rằng bạn rửa tay kỹ quá thì hãy nói với họ là nên làm theo bạn.

- Sau đó rửa sạch xà phòng với nước và lau khô tay bằng khăn sạch.

3. Sử dụng khăn giấy hoặc giấy vệ sinh để mở cửa nhà vệ sinh sau khi rửa tay.

Đừng nghĩ rằng như thế là vô ích bởi nếu ai đó trước bạn đã không rửa tay và mở cửa, các vi khuẩn sẽ từ tay họ bám vào núm cửa mà bạn sẽ cần đấy.

4. Không sờ tay lên mặt đặc biệt xung quanh vùng miệng và mũi.

5. Rửa tay sau khi ho, hắt hơi hoặc hỉ mũi.

6. Không nên ăn thức ăn đã chuẩn bị mà không đảm bảo vệ sinh.

Hãy quan sát thức ăn đó được chế biến ra sao và khu vực đó có sạch sẽ không? Nếu nghi ngờ thì tốt nhất bạn đừng nên ăn ở đó.

7. Không nên ăn thức ăn đã bày bán cả ngày bao gồm xalát, bánh pizza, bánh ngọt, sandwich, thịt...

8. Chỉ uống nước sạch được lấy từ nguồn nước đảm bảo vệ sinh

Sử dụng máy lọc hoặc những thứ tương tự để làm sạch nước nếu bạn đi du lịch hoặc đi cắm trại.

9. Rửa sạch tay trước khi chuẩn bị bữa ăn

Và rửa tay lại khi bạn đã làm xong việc vì vi khuẩn có thể có trên thịt hoặc bám vào đất bùn có trong rau...

10. Giữ bàn ăn sạch sẽ

Nếu dùng thớt gỗ khi thái thức ăn chín cần dội qua nước sôi ít nhất 30 giây.

11. Rửa tay trước và sau khi vào bệnh viện

Nếu bạn phải chăm sóc người ốm, hãy giữ mọi thứ thật sạch sẽ kể cả tay của bạn.

12. Sau khi bạn chơi hoặc chạm tay vào vật nuôi trong nhà hoặc các động vật khác bạn nên rửa tay ngay

Có thể bạn không chú ý rằng vi khuẩn H.pylori có thể ở tay bạn khi tiếp xúc với động vật và vô tình đưa tay lên miệng lúc nào không biết.

Chú ý:

Ngoài các phòng tránh trên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Họ sẽ khám và điều trị bằng kháng sinh nếu đúng là bạn bị nhiễm vi khuẩn này.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/2 dân số nhiễm vi khuẩn H.pylori, như vậy tỉ lệ nhiễm bệnh là rất cao. Tuy nhiên, nó chỉ thường dẫn đến loét dạ dày ở một số người thôi và khoảng 30% người Mỹ đã nhiễm vi khuẩn này.

Tuy thế hầu hết các bác sĩ nghĩ rằng bệnh đau dạ dày không có các triệu chứng nào rõ rệt thì nói chung cũng vô hại.

Nhưng vi khuẩn này là một loại chất sinh ung thư và nó có thể dẫn đến ung thư dạ dày, vì vậy bạn cũng không nên coi nhẹ nó.

Một số người còn lau bát đĩa bằng sóng cực ngắn khoảng một phút. Các nhà khoa học không khuyến nghị làm việc đó nhưng nếu có làm với đồ thuỷ tinh, bạn nên đặt nó vào chậu nước để ngăn cản sự đốt cháy gây nên nứt vỡ.

Xà phòng chống vi khuẩn không thực sự cần thiết và có thể có hại nếu sử dụng nhiều sẽ giúp vi khuẩn tiết ra chất tự đề kháng và khó bị tiêu diệt hơn. Thay vào đó, bạn nên thực hiện tốt vệ sinh, rửa tay xà phòng đúng cách và cẩn thận với thức ăn bày bán ở ngoài.

Chất tẩy uế thiên nhiên tốt nhất bạn nên dùng là dầu cây chè, dầu bạch đàn và dầu cây oải hương. Bạn cũng có thể pha loãng với nước sau đó cho vào bình phun để giữ cho không khí được sạch và thoáng mát.

Cảnh báo

- Không ăn thịt đã để ở ngoài khoảng 2 giờ.

- Nếu bạn cảm thấy đau dạ dày liên tục hoặc cồn cào bụng và nghi ngờ bị nhiễm bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể bị loét dạ dày rồi đấy.

- Trẻ nhỏ có thể còn có triệu chứng buồn nôn, nôn và đau bụng đặc biệt là khi đói. Điều quan trọng là trẻ nhỏ hiếm khi bị mắc bệnh này.

- Cuối cùng, khi bạn được kê đơn kháng sinh hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm, không nên điều trị dai dẳng làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn. Sau khi đã uống hết thuốc nên đi khám lại để chắc chắn rằng bạn đã khỏi bệnh.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm đại tràng - cách phòng và chữa

Bệnh viêm đại tràng là chứng bệnh rất phổ biến và hay gặp, bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người mắc bệnh. Chữa viêm đại tràng rất khó và thường mất nhiều thời gian vì vậy việc ngăn ngừa và tìm hiểu cách chữa bệnh viêm đại tràng là việc làm cần thiết giúp phòng ngừa chứng bệnh viêm đại tràng một cách hiệu quả.

Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó chế độ ăn uống, thực phẩm thiếu vệ sinh, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đại tràng. Ngoài những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân như nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm với số lượng lớn trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh viêm đại tràng:

Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đại tràng đó là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp, mắc chứng thương hàn, lỵ trực khuẩn, tình trạng nhiễm khuẩn gây ra những tổn thương để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng và gây ra tình trạng đau đại tràng, viêm đại đại tràng.

bệnh viêm đại tràng

Một nguyên nhân khác đó là tình trạng dị ứng, tự miễn dịch sau khi bị đau đại tràng, viêm, loét không rõ ràng khiến cho cơ thể tạo ra một loại kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng vì một lý do nào đó.

Khi bệnh nhân mắc phải một trong những nguyên nhân trên làm cho sức đề kháng của niêm mạc đại tràng bị giảm sút một cách nghiêm trọng dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sức đề kháng của niêm mạc. Sau một thời gian những vết loét xuất hiện dẫn đến tình trạng viêm đại tràng mạn tính.

Bệnh viêm đại tràng rất phức tạp, bệnh là tổng thể của nhiều sự rối loại cơ chế, chức năng của đại tràng vì vậy để chữa viêm đại tràng dứt điểm rất khó khăn. Đối với y học hiện đại, thường chỉ định điều trị ổn định đại tràng chứ chưa thể chữa khỏi dứt điểm bệnh viêm đại tràng.

Dấu hiệu bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng đôi khi rõ ràng đôi khi chỉ diễn ra một cách âm ỉ, khó nhận biết nếu không được xét nghiệm một cách chính xác. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết về bệnh đau đại tràng:


dấu hiệu bệnh viêm đại tràng

– Người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn là những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm đại tràng mạn tính. Người bệnh thường mất ngủ, kém ăn, không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu tình trạng viêm đại tràng nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

– Người mắc bệnh viêm đại tràng thường gặp những cơn đau bụng. Những cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sường, vùng đại tràng. Các cơn đau thường lan dọc theo khung đại tràng. Các cơn đau có thể âm ỉ, có thể đau quặn từng cơn. Bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi đại tiên khi các cơn đau xuất hiện. Nếu đi ngoài được thì các cơn đau sẽ giảm.

– Bệnh viêm đại tràng mạn tính còn có những dấu hiệu rối loạn đại tiện. Bệnh nhân đi tiểu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy hoặc máu. Một số bệnh nhân gặp cả tình trạng táo bón và tiêu chảy.

Cách phòng chống bệnh viêm đại tràng

– Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh viêm đại tràng việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn những loại thực phẩm hợp vệ sinh. Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu năng lượng, giảm thiểu đồ uống có cồn, rượu, bia, tăng cường chất xơ.

cách phòng chống bệnh viêm đại tràng

– Thay đổi chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi giảm thiểu tình trạng bệnh viêm đại tràng tái phát. Điều trị triệt để tình trạng tiêu chảy, chống tình trạng táo bón, tăng cường sức bền cho niêm mạch đại tràng.

– Để phòng tránh bệnh viêm đại tràng hiệu quả cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp, bệnh thương hàn, lỵ, và các bệnh nhiễm khuẩn. Không sử dụng những thực phẩm chưa được nấu chín.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com