Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng.Và là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào tại nhú tá lớn và nhú tá bé trên tá tràng.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng dễ biến chứng

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong khi bất ngờ chảy lượng máu lớn. Trường hợp này xảy ra do vết loét ăn vào động mạch dạ dày tá tràng.
Thủng dạ dày thường gây hậu quả nghiêm trọng, như làm rò rỉ thức ăn từ dạ dày vào khoang bụng. Thủng mặt trước dạ dày thường dẫn tới viêm phúc mạc cấp tính, ban đầu do hóa chất và sau đó là do vi khuẩn. Thủng dạ dày mặt sau thường kèm theo chảy máu do động mạch dạ dày tá tràng nằm ở mặt sau.
Thủng và lan tỏa là khi vết loét lây sang các bộ phận khác như gan, thận và tụy.
Loét do vi khuẩn Helicobactor Pylori gây ra làm tăng khả năng ung thư lên từ 3 - 6 lần

bien-chung-cua-viem-loet-da-day-ta-trang
Hình ảnh loét dạ dày tá tràng

2. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên các triệu chứng đặc trưng, trong đó đau dạ dày là biểu hiện đặc trưng của loét dạ dày tá tràng. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể không cần chẩn đoán mà chỉ cần một vài xét nghiệm cụ thể và triệu chứng là có thể có kết luận chính xác. 
Chẩn đoán xác nhận được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như nội soi hoặc x-quang. Các chẩn đoán này được thực hiện đối với những trường hợp người trên 45 tuổi hoặc có dấu hiệu giảm cân và không có dấu hiệu tích cực sau vài tuần điều trị vì ung thư dạ dày cũng có các biểu hiện tương tự.
viem-loet-da-day-ta-trang
Ảnh minh họa

Chẩn đoán Helicobator Pylori có thể được thực hiện bởi:

  • Kiểm tra hơi thở Urea hoặc phát hiện urea nhanh
  • Nuôi cấy trực tiếp từ mẫu xét nghiệm EGD
  • Đo nồng độ kháng thể trong máu
  • Xét nghiệm kháng nguyên phân
  • Kiểm tra mô học và màu của sinh thiết

Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Các bài thuốc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày. Về mặt mô học, là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm

1. Thuốc đông y nam y điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng

Theo đông y và những thầy thuốc nam y có nhiều kinh nghiệm thì bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh : do tình trí bị kích thích, can khí uất kết làm mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng chọc của tỳ vị mà gây các chứng đau ợ hơi, ợ chua …vvv. hoặc do ăn uống thất thường làm mất khả năng kiện vận , hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau

Bài thuốc chủ trị : Viêm loét dạ dày tá tràng ,vùng dạ dày đau ,thích ấm ,xoa bóp ,nôn ra ,nước xanh ,mệt mỏi ,chân tay lạnh tiểu đường, với các vị thuốc sau :Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Bạch biển đậu, Can khương , Mộc hương, Sa nhân, Từ tử, Và vài vị thuốc khác nữa

Bài thuốc sắc 15 phút chắt lấy nước còn bã đổ thêm nước sắc tiếp 15 phút lọc bã đổ 2 phần thuốc vào với nhau ,uống đều trong ngày mỗi ngày 1 thang .
Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

2 . Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ và mật ong

Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ và mật ong .
Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.
Hoặc để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. 
Phần cuối cùng chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc những thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này , ngoài ra những thực phẩm trên còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh cùng với những loại thuốc uống khác giúp bệnh tiến triển và nhanh khỏi hơn rất nhiều
Bạn nên chọn những thực phẩm sau trong bữa ăn
  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, cá. Nên chế biến luộc, hấp, om sẽ dễ hấp thu hơn.
  • Rau củ non chế biến chín.
  • Tinh bột và các thực phẩm ít mùi vị như : cháo, cơm, bánh mỳ và các loại khoai củ ấu chín hoặc hầm nhừ.
  • Dầu thực vật với số lượng ít.
Nên tránh những loại thực phẩm dưới đây
  • Thức ăn nhiều mùi vị chất thơm như thịt quay, thịt cá nướng và thức ăn rán nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông lạp sườn, xúc xích và các loại nước sốt thịt các đậm đặc.
  • Thức ăn có vị chua: sữa chua, dưa muối, cà muối.
  • Thức ăn cứng, nhiều xơ dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau già, quả sống…
  • Các loại rau quả chua, quả chứa nhiều men tiêu hóa: dứa, đu đủ, chuối tiêu…
  • Không uống chè đặc, cà phê đặc, tuyệt đối không uống rượu và hút thuốc lá.

3. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thực phẩm

- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit
- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng
- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Chú ý nếu không chữa bệnh kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm, tìm hiểu biến chứng của dạ dày tá tràng tại đây


Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Trên thế giới cũng như trong nước bệnh  viêm loét dạ dày hành tá tràng đang có xu hướng tăng rõ rệt hàng năm số bệnh nhân bị mắc thêm bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng tăng lên khoảng 2% .

1 . Những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Bệnh nhân thường có biểu hiện đau: Là triệu chứng đặc biệt và thường xuyên không tránh khỏi khi bạn mắc phải căn bệnh này, bệnh thường đau ở vùng từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn hay xuất hiện sau khi bạn ăn xong. Những cơn đau ở vùng thượng vị kéo dài từ 20 phút tới hơn 1 giờ. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày hoặc xuất hiện bên phải nếu là viêm loét tá tràng. Cơn đau thường dai dẳng nó có thể lan ra vùng hông sườn phải hoặc có thể đau ra phía sau lưng nếu như bạn bị loét ở thành sau dạ dày.
  • Thường xuyên bị ợ chua: Hầu hết những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong giai đoạn đầu thời kì bệnh phát triển đều có hiện tượng ợ chua, vì thời kì này thường thấy dịch vị có độ chua cực kì cao. Thường bị vào sáng sớm khi ta ngủ dậy hoặc sau khi ăn xong. Ợ chua và đau là hai triệu chứng thường xuất hiện cùng một lúc và gặp ở bất kì bệnh nhân nào mới bị đau dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân cảm thấy đầy bụng khó tiêu và có thể bị táo bón : Thức ăn được đưa vào dạ dày nhưng do dạ dày bị viêm loét nên sự co bóp và nghiền nát thức ăn quá trình này sẽ bị gián đoạn khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ giảm nên sẽ dẫn tới hiện tượng chậm tiêu và những bệnh nhân này dễ bị táo bón..
  • Cũng giống như bệnh đau dạ dày thông thường bệnh viêm dạ dày tá tràng cũng bị ợ hơi: Ợ hơi là hiện tượng hơi ở dạ dày đưa lên miệng và thoát ra ngoài thành tiếng. Thông thường chúng ta ăn xong cũng có thể ợ hơi nhưng nếu ợ quá nhiều thì đó cũng là dấu hiệu để mình nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Có biểu hiện nôn và buồn nôn : Nôn là thường gặp ở lúc dạ dày đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều dạ dày sẽ co bóp mạnh theo phản xạ tự có thức ăn bị đẩy ra ngoài, sau khi nôn mửa xong sẽ thấy cơn đau giảm đi. Đây là hiện tượng thường thấy trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Chúng ta cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân bệnh này do đâu và cách chữa trị nó như thế nào ?

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng

  • Nguyên nhân mà ai cũng biết đó là sử dụng nhiều chất kích thích, ăn thức ăn quá chua, quá cay hoặc quá nóng
  • Một điều mà bạn đã gián tiếp gây nên bệnh đó là chế độ nhịn ăn, ăn thiếu dinh dưỡng thường xuyên
  • Điều này có thể chúng ta cũng đã biết nhưng cũng khó tránh nhất là đối với nam giới : uống nhiều rượu và các chất có cồn, nghiện thuốc lá
  • Ăn vội vàng, vận động mạnh ngay sau khi ăn : Trường hợp này thường gặp ở nhưng người bận rộn với công việc mà không có thời gian biểu hợp lý .
  • Giờ giấc ăn uống không ổn định: ăn không đúng bữa, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
Với những nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh ở trên thì chắc các bạn cũng đã biết được lý do tại sao mà mình mắc bệnh này .Vậy để có cách chữa trị hiệu quả thì chúng ta nên làm gì và uống thuốc nào ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu tại đây
Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088