Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang bị viêm đại tràng

Các triệu chứng của viêm đại tràng sẽ phụ thuộc vào bạn bị loại viêm đại tràng nào, nhưng nói chung, viêm đại tràng thường có dấu hiệu điển hình là đau bụng và tiêu chảy.

Các triệu chứng khác của viêm đại tràng có thể có hoặc không có thể có mặt bao gồm:
  •  Chảy máu khi đi đại tiện.
  •  Mót rặng, nhu cầu đi đại tiện liên tục, đi xong không thoải mái.
  •  Đau bụng liên tục.
  •  Có thể bị sốt nếu có viêm nhiễm, nhiễm trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm đại tràng
Khi có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài, mất nước, đau bụng … bạn cần đến cơ sở y tế để chuẩn đoán chính xác về bệnh và tìm cách điều trị.
trieu-chung-benh-viem-dai-trang
Ảnh minh họa
Việc chuẩn đoán viêm đại tràng dựa vào các triệu chứng. Theo đông y, viêm đại tràng chia ra các thể như sau:
  •  Triệu chứng: đau bụng dưới , có lúc đau quặn , đại tiện hoặc lỏng hoặc táo , hoặc đi ra nhầy là do tỳ vị bất hòa. Dùng pháp trị điều hoà tràng vị bổ tỳ bình can. Sau thời gian điều trị 6 tuần, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn
  •  Triệu chứng: sau khi ăn tức vùng bụng, đại tiện phân nát có lúc ra bọt, mệt mỏi. Dùng pháp trị bổ trung ích khí có hiệu quả cao.
  •  Triệu chứng đại tiện lúc táo lúc lỏng, đau bụng từng cơn nhẹ, khi ngủ dậy đau bụng, đau lưng, ăn vào đầy hơi trướng bụng, ợ hơi, ợ chua. Trường hợp này do khí trệ huyết ứ. Dùng pháp trị sơ can lý khí sau thời gian điều trị 4-6 tuần sẽ khỏi.

“Mẹo hay” đẩy lùi hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây ra những triệu chứng như thay đổi số lần đi tiêu trong ngày, bụng căng trướng, đầy hơi, những cơn đau quặn bụng…làm người bệnh cảm thấy khá mệt mỏi. Để đẩy lùi chứng bệnh trên dưới đây là một số mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả.

1. Massage đúng cách



Một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh là đi ngoài nhiều lần trong ngày. Theo các chuyên gia tiêu hóa, massage đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau và giảm số lần đi ngoài – tiến tới đi một lần vào một giờ duy nhất mỗi ngày. Cách thực hiện rất đơn giản: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh nhân hãy nằm thêm vài phút, co chân vuông góc, massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng liên tục 200-300 vòng và duy trì từ 2-3 tháng.

2. Dinh dưỡng hợp lý

Mục đích của chế độ dinh dưỡng hợp lý ở bệnh nhân HCRKT là giảm bớt các triệu chứng khó chịu, tránh nguy cơ tái phát bệnh. Tùy thể trạng từng người mà có thể lựa chọn các chế độ ăn như:
an-uong-hop-ly-tranh-tao-bon
Ăn nhiều chất xơ tránh táo bón
Bệnh nhân táo bón nên ăn nhiều chất xơ với mức 20-30 gr/bữa với các thức phẩm như rau xanh, gạo lứt, cám gạo…
Người có chướng bụng, đầy hơi không nên dùng các thực phẩm sinh hơi như đậu, bông cải, hành tỏi, trái cây và nước trái cây, các loại hạt, đặc biệt là củ đậu.
Tuyệt đối cần tránh café, bia, rượu, nước giải khát có ga.
Cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thịt mỡ, chocolate cũng như các món nhiều gia vị.
Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B, ma nhê, canxi… Một số loại canh có tính an thần hoặc các loại thảo dược dùng làm nước uống hàng ngày cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt trong điều trị như canh lá vông, canh hạt sen…

3. Tránh xa stress

Stress vừa là tác nhân khỏi bệnh, vừa là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Do vậy, giữ cho tinh thần thoải mái là hết sức quan trọng. Một số biện pháp hữu ích để giảm stress như: sắp xếp công việc hợp lý, đặt mục tiêu thời gian cho từng việc giúp giảm áp lực quá tải công việc hay học tập, tập ngồi thiền, tâm sự với người thân, thể dục thường xuyên, tập yoga, ngủ đủ giấc…