Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Viêm đại tràng - cách phòng và chữa

Bệnh viêm đại tràng là chứng bệnh rất phổ biến và hay gặp, bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người mắc bệnh. Chữa viêm đại tràng rất khó và thường mất nhiều thời gian vì vậy việc ngăn ngừa và tìm hiểu cách chữa bệnh viêm đại tràng là việc làm cần thiết giúp phòng ngừa chứng bệnh viêm đại tràng một cách hiệu quả.

Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó chế độ ăn uống, thực phẩm thiếu vệ sinh, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đại tràng. Ngoài những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân như nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm với số lượng lớn trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh viêm đại tràng:

Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đại tràng đó là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp, mắc chứng thương hàn, lỵ trực khuẩn, tình trạng nhiễm khuẩn gây ra những tổn thương để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng và gây ra tình trạng đau đại tràng, viêm đại đại tràng.

nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng


Một nguyên nhân khác đó là tình trạng dị ứng, tự miễn dịch sau khi bị đau đại tràng, viêm, loét không rõ ràng khiến cho cơ thể tạo ra một loại kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng vì một lý do nào đó.

Khi bệnh nhân mắc phải một trong những nguyên nhân trên làm cho sức đề kháng của niêm mạc đại tràng bị giảm sút một cách nghiêm trọng dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sức đề kháng của niêm mạc. Sau một thời gian những vết loét xuất hiện dẫn đến tình trạng viêm đại tràng mạn tính.

Bệnh viêm đại tràng rất phức tạp, bệnh là tổng thể của nhiều sự rối loại cơ chế, chức năng của đại tràng vì vậy để chữa viêm đại tràng dứt điểm rất khó khăn. Đối với y học hiện đại, thường chỉ định điều trị ổn định đại tràng chứ chưa thể chữa khỏi dứt điểm bệnh viêm đại tràng.

Dấu hiệu bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng đôi khi rõ ràng đôi khi chỉ diễn ra một cách âm ỉ, khó nhận biết nếu không được xét nghiệm một cách chính xác. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết về bệnh đau đại tràng:

dinh dưỡng cho người viêm đại tràng

– Người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn là những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm đại tràng mạn tính. Người bệnh thường mất ngủ, kém ăn, không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu tình trạng viêm đại tràng nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

– Người mắc bệnh viêm đại tràng thường gặp những cơn đau bụng. Những cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sường, vùng đại tràng. Các cơn đau thường lan dọc theo khung đại tràng. Các cơn đau có thể âm ỉ, có thể đau quặn từng cơn. Bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi đại tiên khi các cơn đau xuất hiện. Nếu đi ngoài được thì các cơn đau sẽ giảm.

– Bệnh viêm đại tràng mạn tính còn có những dấu hiệu rối loạn đại tiện. Bệnh nhân đi tiểu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy hoặc máu. Một số bệnh nhân gặp cả tình trạng táo bón và tiêu chảy.

Cách phòng chống bệnh viêm đại tràng

– Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh viêm đại tràng việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn những loại thực phẩm hợp vệ sinh. Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu năng lượng, giảm thiểu đồ uống có cồn, rượu, bia, tăng cường chất xơ.

ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh

– Thay đổi chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi giảm thiểu tình trạng bệnh viêm đại tràng tái phát. Điều trị triệt để tình trạng tiêu chảy, chống tình trạng táo bón, tăng cường sức bền cho niêm mạch đại tràng.

– Để phòng tránh bệnh viêm đại tràng hiệu quả cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp, bệnh thương hàn, lỵ, và các bệnh nhiễm khuẩn. Không sử dụng những thực phẩm chưa được nấu chín.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày ở trẻ

Thời gian gần đây, con trai tôi có biểu hiện ăn uống khó tiêu, đau bụng vùng trên rốn. Vậy, xin hỏi bác sĩ, đây có phải là những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng? Cách phòng tránh như thế nào?
Chị Hoàng Nguyên (Hoàng Hoa Thám - Hà Nội)

phòng tránh bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên hiện tượng đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy bởi có 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. 

Với một số trường hợp, biểu hiện viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu, đau ở vùng trên rốn. Các triệu chứng có thể tăng lên khi ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối. Với một số trường hợp khác, biểu hiện có thể rất rõ là nôn ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi nhưng đôi khi gia đình không phát hiện được. Các biểu hiện da xanh xao, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng cũng thường gặp ở trẻ. 

Với bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em, đa số là do nhiễm vi trùng HP. Vi trùng này lây qua đường miệng, nghĩa là có trẻ có thể bị nhiễm HP khi học bán trú và ăn chung với bạn cùng lớp thì bị nhiễm HP. Mặt khác, nguyên nhân có thể là học tập căng thẳng, xem ti vi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh... 

Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội thì phải được đưa đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm, nên kiểm tra khả năng bé bị nhiễm vi trùng HP dạ dày. Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem ti vi, chơi game quá nhiều. Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8 - 10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm loét dạ dày có HP+, cần bảo vệ niêm mạc – phòng ngừa biến chứng.

Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.



Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày.

95% viêm dạ dày mạn tính do khuẩn HP

- Viêm dạ dày mạn tính: có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người đã từng cắt bỏ một phần dạ dày do viêm dạ dày mạn cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày sau nhiều năm phẫu thuật. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. 

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.

hình ảnh dạ dày bị viêm loét

Ảnh: Dạ dày bị viêm loét 

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Để điều trị viêm dạ dày với HP(+) hiệu quả, bạn cần thực hiện năm điều:

- Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

- Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

- Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya. 
- Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Thời gian điều trị trung bình khoảng sáu tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị.

Nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP, sẽ chọn lựa phác đồ nào phù hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh, lý do hiện nay vi trùng này kháng nhiều loại kháng sinh – đặc biệt ở người hay dùng kháng sinh tùy tiện trước đây mà trong cơ thể đã nhiễm HP không biết, do đó dễ gây kháng thuốc thất bại trong điều trị.

bệnh nhân bị viêm loét dạ dày luôn cảm thấy khó chịu

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do HP

Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì khuẩn HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

Chúng ta cần nhớ nếu sau khi điều trị viêm dạ dày chưa ngưng thuốc, không nên thử ngay do không chính xác. Việc kiểm tra vi khuẩn HP có còn hay không do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn cần soi hay không cần soi tùy tổn thương trên nội soi trước đó.

Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày.
Đặc biệt cần chý ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát .

Bạn nên đến khám bệnh tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định ngoài bệnh viêm dạ dày do HP đã có, bạn còn kèm theo bệnh lý khác kèm theo không, để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn tránh tái phát sau này.

Viêm loét dạ dày có HP, cần bảo vệ niêm mạc dạ dày – Phòng ngừa biến chứng

Tinh chất nghệ như một thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc chữa căn bệnh viêm loét dạ dày do có công dụng chống viêm, thu gọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm và hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Curcumin dự phòng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày bảo vệ niêm mạc. Trong nghệ tươi chỉ chứa 0,3% curcumin, là thành phần chính quyết định tác dụng phòng và chữa bệnh kỳ diệu của nghệ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà khoa học khuyên dùng đủ liều 12g curcumin tương đương 4kg nghệ, đây là điều khó thực hiện buộc mọi người phải nghĩ đến giải pháp khác hơn là ăn nghệ tươi hàng ngày.

Việc sử dụng trực tiếp viên nang Curcumin đã được bào chế thì gặp phải vấn đề không tan trong nước (độ tan 0,001%), lại dễ bị chuyển hóa nhanh nên theo các nghiên cứu chỉ 7-10% curcumin hấp thu vào máu và sinh khả dụng chỉ đạt 9-10%.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác.

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác. Càng cao tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng cao và nguy cơ biến chứng càng nhiều.

Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn tính thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày là các yếu tố ngoại sinh như các thuốc giảm đau chống viêm non steroit và steroit, rượu, các thức ăn quá nóng, quá lạnh, các thức ăn bị nhiễm khuẩn… và các yếu tố nội sinh như stress (đặc biệt các stress gặp trong các chấn thương nặng, bỏng nặng, chấn thương sọ não…), tăng urê huyết trong suy thận, tăng thể ceton trong đái tháo đường, do dị ứng hoặc do xoắn khuẩn Helicobacter pylori (H.pylory).

nguyên nhân có thể gây nên bệnh dạ dày

Nhiễm H. pylori: đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng việm dạ dày mạn tính. Ở một số người, H. pylori có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên trong của dạ dày, gây ra những thay đổi trong niêm mạc của dạ dày.

Những người lớn tuổi có nguy cơ viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần với độ tuổi, và bởi vì người lớn tuổi có nhiều khả năng có H. pylori nhiễm trùng, hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn so với người trẻ tuổi.

Biểu hiện lâm sàng

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hóa xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.

Biểu hiện viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện của giai đoạn cuối của viêm dạ dày mạn tính do nhiễm H. pylori và tự miễn dịch.

Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng như loét và ung thư dạ dày.

Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt yếu tố nội, chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Triệu chứng có thể gặp: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đau ngực... thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn, tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác, yếu cơ, mất điều hòa; dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, loạn thần...

Điều trị và dự phòng


Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Tùy theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học mà có các thể viêm dạ dày khác nhau. Thông thường với người từ 40 tuổi trở lên nếu được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính cần điều trị đúng phác đồ và thường xuyên được kiểm soát bằng nội soi dạ dày 6 tháng - 1 năm một lần.

Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh diễn biến mạn tính kéo dài, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm quanh dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày...

Về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin...). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.

Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý.

Nếu gặp khó tiêu thường xuyên, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm bớt những tác động của acid dạ dày.

Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy...

Chất béo từ cá được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá...) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái... trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền...

Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn...

Hạn chế hoặc tránh uống rượu: sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.

Không hút thuốc: hút thuốc gây trở ngại cho niêm mạc bảo vệ dạ dày, làm cho dạ dày dễ bị viêm cũng như các vết loét. Hút thuốc cũng làm tăng acid dạ dày, dạ dày chậm trễ chữa bệnh và là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nếu gặp vấn đề về tâm lý cần xem xét việc tập thiền hoặc yoga.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phòng tránh bệnh đau dạ dày

Đau bụng, khó chịu, đầy hơi, luôn mệt mỏi khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên. Phải chăng bạn đã mắc chứng đau dạ dày đáng ghét? Có thể lắm.

H.pylori là gì vậy?

H.pylori là viết tắt của Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người. Nó gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, loét dạ dày thậm chí cả ung thư.

Bạn có thể không biết mình bị nhiễm vi khuẩn này vì thường không có các triệu chứng nào đặc biệt.

Vi khuẩn H.pylori đủ khoẻ để sống được trong môi trường axit có trong dạ dày. Vi khuẩn này dễ dàng bị lây nhiễm do tiếp xúc hoặc thiếu vệ sinh.

Làm thế nào để tránh?

1. Nên làm việc trong khu vực thông gió, thoáng mát

Nếu không có điều kiện, bạn có thể mở cửa để đón nhận luồng không khí trong lành.

2. Rửa tay thường xuyên và đúng cách

- Rửa tay bằng nước nóng nhất mà da tay bạn có thể chịu đựng được (đừng cố rửa nước nóng quá dễ gây bỏng tay). Và chỉ sử dụng nước ấm cho trẻ nhỏ.

- Luôn luôn sử dụng xà phòng. Bạn xoa xà phòng đủ mức để tạo thành bọt. Chà xát hai tay vào nhau khoảng 20 giây bao gồm cả cổ tay, các kẽ móng tay và giữa các ngón tay. Nếu có ai bảo bạn rằng bạn rửa tay kỹ quá thì hãy nói với họ là nên làm theo bạn.

- Sau đó rửa sạch xà phòng với nước và lau khô tay bằng khăn sạch.

3. Sử dụng khăn giấy hoặc giấy vệ sinh để mở cửa nhà vệ sinh sau khi rửa tay.

Đừng nghĩ rằng như thế là vô ích bởi nếu ai đó trước bạn đã không rửa tay và mở cửa, các vi khuẩn sẽ từ tay họ bám vào núm cửa mà bạn sẽ cầm đấy.

4. Không sờ tay lên mặt đặc biệt xung quanh vùng miệng và mũi.

5. Rửa tay sau khi ho, hắt hơi hoặc hỉ mũi.

6. Không nên ăn thức ăn đã chuẩn bị mà không đảm bảo vệ sinh.

Hãy quan sát thức ăn đó được chế biến ra sao và khu vực đó có sạch sẽ không? Nếu nghi ngờ thì tốt nhất bạn đừng nên ăn ở đó.

7. Không nên ăn thức ăn đã bày bán cả ngày bao gồm xalát, bánh pizza, bánh ngọt, sandwich, thịt...

phòng ngừa bệnh dạ dày


8. Chỉ uống nước sạch được lấy từ nguồn nước đảm bảo vệ sinh

Sử dụng máy lọc hoặc những thứ tương tự để làm sạch nước nếu bạn đi du lịch hoặc đi cắm trại.

9. Rửa sạch tay trước khi chuẩn bị bữa ăn

Và rửa tay lại khi bạn đã làm xong việc vì vi khuẩn có thể có trên thịt hoặc bám vào đất bùn có trong rau...

10. Giữ bàn ăn sạch sẽ

Nếu dùng thớt gỗ khi thái thức ăn chín cần dội qua nước sôi ít nhất 30 giây.

11. Rửa tay trước và sau khi vào bệnh viện

Nếu bạn phải chăm sóc người ốm, hãy giữ mọi thứ thật sạch sẽ kể cả tay của bạn.

12. Sau khi bạn chơi hoặc chạm tay vào vật nuôi trong nhà hoặc các động vật khác bạn nên rửa tay ngay

Có thể bạn không chú ý rằng vi khuẩn H.pylori có thể ở tay bạn khi tiếp xúc với động vật và vô tình đưa tay lên miệng lúc nào không biết.

Chú ý:

Ngoài các phòng tránh trên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Họ sẽ khám và điều trị bằng kháng sinh nếu đúng là bạn bị nhiễm vi khuẩn này.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/2 dân số nhiễm vi khuẩn H.pylori, như vậy tỉ lệ nhiễm bệnh là rất cao. Tuy nhiên, nó chỉ thường dẫn đến loét dạ dày ở một số người thôi và khoảng 30% người Mỹ đã nhiễm vi khuẩn này.

Tuy thế hầu hết các bác sĩ nghĩ rằng bệnh đau dạ dày không có các triệu chứng nào rõ rệt thì nói chung cũng vô hại.

Nhưng vi khuẩn này là một loại chất sinh ung thư và nó có thể dẫn đến ung thư dạ dày, vì vậy bạn cũng không nên coi nhẹ nó.

Một số người còn lau bát đĩa bằng sóng cực ngắn khoảng một phút. Các nhà khoa học không khuyến nghị làm việc đó nhưng nếu có làm với đồ thuỷ tinh, bạn nên đặt nó vào chậu nước để ngăn cản sự đốt cháy gây nên nứt vỡ.

Xà phòng chống vi khuẩn không thực sự cần thiết và có thể có hại nếu sử dụng nhiều sẽ giúp vi khuẩn tiết ra chất tự đề kháng và khó bị tiêu diệt hơn. Thay vào đó, bạn nên thực hiện tốt vệ sinh, rửa tay xà phòng đúng cách và cẩn thận với thức ăn bày bán ở ngoài.

Chất tẩy uế thiên nhiên tốt nhất bạn nên dùng là dầu cây chè, dầu bạch đàn và dầu cây oải hương. Bạn cũng có thể pha loãng với nước sau đó cho vào bình phun để giữ cho không khí được sạch và thoáng mát.

Cảnh báo

- Không ăn thịt đã để ở ngoài khoảng 2 giờ.

- Nếu bạn cảm thấy đau dạ dày liên tục hoặc cồn cào bụng và nghi ngờ bị nhiễm bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể bị loét dạ dày rồi đấy.

- Trẻ nhỏ có thể còn có triệu chứng buồn nôn, nôn và đau bụng đặc biệt là khi đói. Điều quan trọng là trẻ nhỏ hiếm khi bị mắc bệnh này.

- Cuối cùng, khi bạn được kê đơn kháng sinh hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm, không nên điều trị dai dẳng làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn. Sau khi đã uống hết thuốc nên đi khám lại để chắc chắn rằng bạn đã khỏi bệnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bị viêm loét dạ dày phải làm sao?

Viêm loét dạ dày đang là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người đang gặp phải. Các biểu hiện thường gặp của viêm loét dạ dày, cảm giác đau vùng thượng vị và thường liên quan đến bữa ăn (thường xuất hiện lúc đói trước bữa ăn). Có những trường hợp sau khi bị đau vài tuần đến vài tháng rồi tự thuyên giảm, nhưng một thời gian sau sẽ đau trở lại.

Nguyên nhân được bắt nguồn từ lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học, không đúng giờ, dùng rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và stress. Bên cạnh cơn đau, một số biểu hiện có thể thường gặp là ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh trầm trọng (như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày...) phải nhập viện cấp cứu.

bị loét dạ dày phải làm sao?

Cách giảm viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến người bệnh viêm loét dạ dày. Các bác sĩ khuyên người có bệnh viêm loét dạ dày, trong ăn uống hay khi chế biến thức ăn cần để ý là nên thái (cắt) nhỏ, hoặc xay nhuyễn nguyên liệu, nấu chín mềm. Làm như thế sẽ giảm sự kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, đồng thời giúp việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn, giảm mức độ làm việc cho dạ dày. Nên ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ.

Nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh ăn quá no trong một lần. Rau và trái cây tươi là thực phẩm dùng thích hợp cho người bệnh.Nên dùng rau còn non và dùng rau luộc (hay nấu dạng súp), dùng các loại rau củ đã nấu chín. Các thực phẩm giàu đạm, nên chế biến theo cách luộc, hấp, tránh chiên xào để dễ tiêu hóa.

Cần lưu ý: với món ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho người có bệnh viêm loét dạ dày. Không ăn bữa tối quá gần giờ đi ngủ. Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng là tác nhân làm nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày bởi nó kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Người bệnh loét dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như vùng thượng vị đau âm ỉ, lâm râm, có những đợt đau gia tăng mang tính chu kỳ. Cơn đau xảy ra lúc đói hay gặp ở những trường hợp loét hành tá tràng, thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 4-5 giờ, nếu ăn vào sẽ giảm đau. 

Cơn đau lúc no hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Cơn đau vào ban đêm hay gặp ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của dạ dày, thường xảy ra lúc 1 giờ – 2 giờ kèm theo buồn nôn, chảy nước dãi.

loét dạ dày nên ăn kiêng

Trong ăn uống, người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các thức ăn sau:

– Chất kích thích, táo nhiệt: Như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, hạt tiêu, ớt, gừng khô, các loại thực phẩm nướng; món ăn xào rán nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp sườn, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

– Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

– Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas… Đặc biệt cần lưu ý không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho… sau khi ăn hải sản vì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây khó tiêu vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn mửa.

– Các loại nấm: Người bệnh loét dạ dày – tá tràng không nên ăn tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc, nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị phân hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

Người bệnh dạ dày nên chú ý khi ăn uống.

– Trứng luộc chưa chín hoặc luộc quá kỹ: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên rán hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

– Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

– Một số loại củ, rễ: Như măng, sắn vì chúng có một hàm lượng axit cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét niêm mạc của dạ dày có thể gây đau, ợ nóng và buồn nôn. Loét do nhiều nguyên nhân gây ra như: do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, loét cũng có thể được gây ra do dùng thuốc giảm đau quá nhiều over-the-counter, như aspirin hoặc ibuprofen. Khi bị loét dạ dày bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của bạn để tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày. Một số loại thực phẩm có thể chứa những chất có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn H. pylori.

Giảm thức uống chứa caffeine và cồn

Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.

Tránh các thức ăn cay

Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ không gây viêm loét dạ dày như nhiều người tưởng nhưng tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.

Tránh các thức ăn có tính axít

Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua.

những loại nước uống bệnh nhân dạ dày nên kiêng

Ăn các thực phẩm giàu chất Flavonoids

Các loại trái cây và rau quả có chứa falvonoid đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp. Ăn các loại thực phẩm có chứa các chất này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và cho phép chữa lành các vết loét. Flavonoids được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, ăn các thức ăn như táo, cây nam việt quất, chanh, hành tây và tỏi có thể là một phần quan trọng của c

hế độ ăn uống của bạn trong khi bạn có một vết loét. Trái cây và rau quả cũng chứa chất chống oxy hóa, mà cũng có thể rất hữu ích khi bạn có một vết loét.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Ăn một chế độ ăn uống có nhiều chất xơ cũng có thể giúp dạ dày của bạn chữa lành khi bạn có một vết loét. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu và các loại ngũ cốc như gạo, bánh mì và mì. Những loại này có chứa các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng mà dạ dày cần để phục hồi các vết loét. Chất xơ cũng có thể giúp hấp thụ một số axit dư thừa. Một số thực phẩm với lượng chất xơ cao có thể gây ra khí và đầy hơi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh chất xơ trong khi bạn có một loét. Khi tiêu thụ các chất xơ nếu thấy hiện tượng khó chịu thì nên dừng lại, còn nếu không có hiện tượng khó chịu thì vẫn có thể ăn được bình thường.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Bị bệnh đau dạ dày không phải ăn gì cũng được. Cần phải biết cách ăn và có một chế độ ăn thật hợp lý, điều độ, điều trị bệnh đến nơi đến chốn nếu không sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy người đau dạ dày nên ăn như thế nào?

Đau dạ dày không nên ăn gì?

- Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.

người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

- Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.

- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

- Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
- Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày


dinh dưỡng cho người bệnh dạ dày

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh này:

- Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.

- Các loại thức ăn nên dùng là: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

- Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

- Không nên ăn là những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ, tương ớt..., các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dầy, các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, tỏi, cà phê, trà..., các loại thức ăn tăng tiết axit như các loại xốt thịt, cá đậm đặc..., không nên ăn những thức ăn thô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dầy, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.

- Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dầy.

- Những người bệnh dạ dầy còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.

Sau đây là một loại thực phẩm giúp bạn chống lại cơn đau dạ dày

- Gừng: Thường được sử dụng làm gia vị chữa bệnh, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách kích thích việc tiết enzyme tiêu hóa.

- Cây thì là: Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

- Cây bạc hà: Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com