Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Chữa bệnh dạ dày bằng cây lô hội

Không chỉ cải thiện chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, bạn còn có thể hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu hóa kém, bế kinh, mụn… bằng lá lô hội.
Trong dân gian còn gọi lô hội là cây nha đam hoặc du thông. Cả cây lô hội được dùng làm thuốc. Lô hội có tính mát, vị đắng, đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết. Cần lưu ý lô hội có tác dụng tẩy mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
cay-lo-hoi-chua-viem-loet-da-day
Cây lô hội chữa viêm loét dạ dày
  • Viêm loét tá tràng: 20 gr lô hội, 20 gr dạ cẩm, 12 gr nghệ vàng (tán bột mịn), 6 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10 gr uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15 – 20 ngày là một liệu trình.
  • Viêm đại tràng mạn tính: Lấy 5 lá tươi lô hội bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500 ml mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30 ml.
  • Táo bón: Ngày ăn một lá lô hội tươi hoặc 20 gr lô hội xay với 500 ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Tiêu hóa kém: 20 gr lô hội, 12 gr bạch truật, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
  • Tiểu đục như nước vo gạo: 20 gr lô hội tươi, giã nát uống trước bữa ăn, ngày hai lần. Hoặc dùng 20 gr hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.
  • Tiểu đường: 20 gr lá lô hội sắc hoặc uống sống ngày một thang.
  • Ho khạc ra máu: 20 gr lá lô hội bỏ vỏ ngoài rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
  • Bế kinh, đau bụng kinh: 20 gr lô hội, 12 gr nghệ đen, 20 gr rễ củ gai, 12 gr tô mộc, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Quai bị: Lấy lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời lấy 20 gr lá lô hội sắc uống ngày một thang. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Mụn trứng cá: Lá lô hội tươi rửa sạch, bóc vỏ lấy phần nhựa tươi, xoa lên vùng bị trứng cá ngày một lần, dùng nhiều ngày sẽ có kết quả.

Sa nhân vị thuốc chữa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày biểu hiện đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
cay-sa-nhan-chua-viem-loet-da-day
Cây sa nhân chữa bệnh viêm loét dạ dày
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được.

Sa nhân là thuốc có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)…

Một số bài thuốc từ sa nhân chữa bệnh dạ dày

Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. 

Chữa lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liền 3 – 5 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị lỵ mạn tính, đau bụng tiêu chảy: Với biểu hiện bệnh nhân ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.

Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại.

Hoặc có thể dùng bài sau: Sa nhân sao qua, tán thành bột mịn; mỗi lần uống từ 2 – 4g, ngày 3 lần, uống thuốc bằng nước sắc 5 – 7 lát gừng tươi. Hoặc dùng gạo tẻ 30 – 50g, sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3 – 6g; gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ.
Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Chữa bệnh đau dạ dày từ tỏi

Ngày nay, tỏi được nghiên cứu cho thấy có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, đau dạ dày,... hiệu quả.

toi-chua-benh-da-day
Chữa bệnh đau dạ dày bằng tỏi hiệu quả

Công dụng chữa bệnh đau dạ dày bằng tỏi

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng tỏi để chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn,... hiệu quả. Đau dạ dày là tình trạng bị tổn thương do viêm hoặc loét dạ dày gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng,... gây khó chịu cho người bệnh.

Để khắc phục tình trạng bệnh, bài thuốc dân gian trị bệnh đau dạ dày từ tỏi và mật ong được sử dụng phổ biến cho hiệu quả cao, lành tính. Trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn đó là chất alliin (trong tỏi) có tác dụng tiêu diệt được cả vi khuẩn gây viêm loét da dày và chống viêm loét, giảm đau hiệu quả. Bài thuốc này còn được dùng để chữa viêm họng và các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Ngoài ra, tỏi còn có khả năng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu giống như thuốc Aspirine, còn có hoạt tính làm giảm khả năng sinh ra các phần tử tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa. Nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng chống ung thư, ích thọ dưỡng nhan…

Bài thuốc từ tỏi chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Dùng bài thuốc từ tỏi và mật ong chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả bằng cách sau:

Bạn lấy tỏi khô bóc sạch vỏ, đập dập rồi cho vào ngâm với mật ong với tỉ lệ tương ứng là 15g tỏi và 100ml mật ong, ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Khi dùng, người bệnh ăn mỗi ngày 2 - 3 tép tỏi trong một bữa ăn với liệu trình 2 tháng một. 

Trong khi dùng bài thuốc, các bạn lưu ý nên hạn chế ăn nhiều loại thức ăn chứa đạm mà nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm, món ăn dễ tiêu. Đặc biệt, bạn nên bỏ thói quen uống rượu bia và cách chất kích thích khác là tốt nhất.

Ngoài ra, các bạn có thể dùng tỏi chữa chứng nôn mửa hiệu quả bằng cách lấy tỏi 2 củ, nướng chín, rồi hòa vào nước nóng cùng mật ong để uống.