Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Vỏ cam chữa đau dạ dày hiệu quả

Vỏ cam từ lâu đã được dùng làm một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian và đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn, hơn nữa lại rất đơn giản, tiện lợi mà an toàn. Đặc biệt, dùng vỏ cam có tác dụng chữa đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính rất hiệu quả, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

vỏ cam chữa dạ dày hiệu quả

Vỏ cam được dùng phổ biến trong dân gian có rất nhiều công dụng khác nhau như chữa các chứng bệnh về đường hô hấp, chống say tàu xe, trị ho, tạo giấc ngủ ngon,… Các bài thuốc từ vỏ cam chữa bệnh dạ dày từ lâu đã được áp dụng rất phổ biến và coi như một vị thuốc quý. Các bạn có thể tham khảo áp dụng theo các bài thuốc như sau:

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ vỏ cam


bài thuốc chữa dạ dày từ vỏ cam

Nguyên liệu: vỏ cam khô, gừng tươi và đường nâu

Cách dùng: trước tiên bạn lấy khoảng 3g vỏ cam và 6g gừng tươi cho vào ấm sắc cùng với 2 bát nước, sắc còn 1 bát. Sau đó cho thêm đường nâu lượng vừa khẩu vị và dùng để uống hàng ngày. Dùng bài thuốc này liên tục trong nhiều ngày sẽ có tác dụng phòng ngừa và khắc phục triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất tốt.

Bài thuốc chữa viêm đau dạ dày mãn tính từ vỏ cam


chữa đau dạ dày mãn tính từ vỏ cam

Nguyên liệu: vỏ cam khô 30g và đường trắng

Cách dùng: cách dùng bài thuốc này rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần lấy vỏ cam khô rửa sach cho vào hãm với nước sôi như trà, sau đó cho thêm đường trắng vào để uống ngày 3 – 4 lần. Đây là bài thuốc đơn giản, tiện lợi để áp dụng và rất phổ biến trong dân gian từ xa xưa. Các bạn nên áp dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc dùng để chữa bệnh dạ dày nêu trên, vỏ cam còn được dùng tốt cho các trường hợp như sau:

– Chữa chán ăn, khó tiêu: dùng vỏ cam khô kết hợp với táo tàu đỏ đem đun sôi rồi dùng để uống trước bữa ăn 10 phút sẽ chữa triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.- Giảm sốt cho phụ nữ mang thai: các mẹ bầu khi bị sốt chỉ cần lấy 2 quả cam hoặc quýt để nguyên vỏ, dưa chuột 1 quả. Đun lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần. .

– Chữa khàn giọng: kết hợp dùng vỏ cam với quả lê (ép lấy nước cốt) đem chưng cách thủy để uống ngày 3 lần chữa viêm thanh quản cấp tính, khàn tiếng rất tốt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ vỏ cam rất tiện lợi, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Các bạn có thể áp dụng thường xuyên để chữa bệnh hiệu quả.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đậu phụ giúp phòng ung thư dạ dày

Ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc.

đậu phụ giúp phòng ung thư dạ dày

Bí mật trong sức mạnh của đậu phụ là đậu tương, một thành phần chính có trong rất nhiều món ăn hằng ngày của người Hàn Quốc.

Các bác sĩ Hàn Quốc đã theo dõi sức khỏe của 20.000 người trong giai đoạn 2000-2009 và nhận thấy, tỉ ung thư dạ dày ở những người thích ăn đậu nành chỉ là 9/10.000 người trong khi ở những người không thường xuyên ăn thực phẩm này là 100/10.000 người. “Điều này có nghĩa đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 91%”, GS Yu Geun-young cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận là isoflavon giúp kiềm chế khuẩn helicobacter pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày.

GS Yu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên thẩm tra tính chính xác của quan điểm cho rằng đậu tương giúp phòng ung thư dạ dày. “Những thông tin này cũng rất hữu ích với những người thích ăn những thực phẩm muối hay bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori”, ông nói.

GS Yu khuyên, để ngừa ung thư, những người hay ăn thực phẩm muối nên ăn nhiều hơn 1 bát cơm đậu nành và 1 khẩu phần đậu phụ mỗi ngày.

Nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cây hoàng bá chữa bệnh viêm đại tràng

Dùng cây Hoàng Bá chữa bệnh viêm đại tràng mang lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh viêm đại tràng. Áp dụng phương pháp chữa bệnh viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là một trong những phương pháp điều trị bệnh đạt kết quả cao đồng thời phòng chống bệnh viêm đại tràng tái phát trở lại.

Chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràngbằng thảo dược và cây thuốc nam. Cây Hoàng Bá là một trong những loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình chữa cũng như phòng bệnh viêm đại tràng. Sử dụng các bài thuốc nam có chứa các thành phấn từ cây Hoàng Bá không chỉ giúp chữa viêm đại tràng một cách triệt để mà còn ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng tái phát trở lại.

cây hoàng bá

Là một trong những loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng quý, có giá trị dược liệu cao, cây Hoàng Bá có tác dụng kháng viêm tốt và được coi như la nguồn thuốc kháng sinh thiên nhiêt tốt. Để chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá, dùng sắc lấy nước uống, tán thành bột. Ngoài việc sử dụng cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng một cách riêng biệt, có thể kết hợp cây hoàng bá với một số loại thảo dược cũng như cây thuốc nam khác tạo thành những bài thuốc nam chữa viêm đại tràng rất hiệu quả. Với công dụng kháng viêm cao, có nhiều công dụng khác đối với hệ tiêu hóa và các chứng bệnh viêm loét liên quan đến dạ dày, đại tràng, cây Hoàng Bá luôn là một trong những thành phần chính của các bài thuốc nam chữa viêm đại tràng. Có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, không chứa độc tố, chất bảo quản cũng như kim loại nặng, cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng luôn mang lại hiệu quả cao, an toàn, không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Đặc biệt với những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là sự thay thế tốt nhất.

Cây Hoàng Bá được gọi với nhiều tên khác nhau như: Nghiệt Bì, Nghiệt Mọc, Hoàng Nghiệt hay Sơn Đồ. Cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có tên khoa học là Phellodendron chinense (Xuyên Hoàng Bá hay Hoàng Bì Thụ) và Phellodendron amurense (Hoàng Nghiệt hay Quan Hoàng Bá). Cây Hoàng Bá thuốc họ cam.

cây hoàng bá

Cây Hoàng Bá là loại cây gỗ cao từ 10 đến 25m hoặc cây có thể cao hơn. Cây Hoàng Bá phân nhiều cành. Vỏ của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có dày, sần sùi, có màu nâu xam xám ở mặt ngoài, màu vàng tươi ở mặt trong. Lá của cây Hoàng Bá điều trị viêm đại tràng kép lông chim lẻ, từ 5 đến 13 lá. Lá của cây Hoàng Bá có hình trứng thuôn hay hình bầu dục, dài 5 đến 12cm. Lá của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng rộng từ 3 đến 4,5cm. Lá của cây Hoàng Bá có màu lục sẫm ở mặt trên, màu lục nhạt và có lông mềm ở mặt dưới. Hoa của cây Hoàng Bá là loại hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chuỳ ở đầu cành và ở ngọn thân. Quả của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có hình cầu khi chín quá có màu tím đen. Mỗi quả của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có từ 2 đến 5 hạt.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tới 3 kinh: thận, bàng quang và tỳ. Cây Hoàng Bá điều trị bệnh viêm đại tràng có tác dụng điều trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Trong Đông Y dùng cây Hoàng Bá điều trị các chứng bệnh: Thấp nhiệt ở tràng vị gây tả lỵ, đại tiện ra máu mủ. Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá một cách riêng biệt, cây Hoàng Bá thường được kết hợp với một số loại thảo dược và cây thuốc nam khác như: Hoàng liên, Mộc Hương, Ké Đầu Ngựa…bào chế thành những bài thuốc nam điều trị bệnh hiệu quả.

cây hoàng bá chữa viêm đại tràng

They Y Học hiện đại, cây Hoàng Bá điều trị bệnh viêm đại tràng có chứa nhiều berberin – một chất kháng khuẩn mạnh thường được dùng điều trị bệnh tiêu chảy do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ngoài việc điều trị rối loạn tiêu hóa, chất Berberin có trong cây Hoàng Bá khi được kết hợp với chất Lacton có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giúp điều trị bệnh co thắt đại tràng có kích thích thần kinh gây ra. Đây là một trong những phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng hiệu quả mà Y Học hiện đại áp dụng cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh này.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG BÁ


Cây Hoàng Bá là loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng có tác dụng cũng như mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Ngoài tác dụng điều trị, hỗ trợ sức khỏe cho đường tiêu hóa, cây Hoàng Bá còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh khác như thấp nhiệt ở bàng quang gây tiểu tiện rắt, buốt; thấp nhiệt hoàng đản gây viêm gan, mật và giải độc tiêu viêm. Cây Hoàng bá cũng được sử dụng điều trị khi cơ thể bị lở ngứa, mụn nhọt.

Đông Y và trong dân gian thường sử dụng cây Hoàng Bá điều trị những chứng bệnh như: chữa kiết lỵ, ỉa chảy, viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, khí hư, ung nhọt, viêm tấy, chân sưng đau, đau mắt, viêm tai. Đông Y còn dùng cây Hoàng Bá làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun.

Bộ phận để làm thuốc là vỏ thân, vỏ cành của cây Hoàng Bá có độ tuổi trên 10 năm. Khi thu hoạch, vỏ cây Hoàng Bá được thái miếng phơi khô. Cây Hoàng Bá có chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó chủ yếu là alkaloid hay còn gọi là berberin.

MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM DÙNG CÂY HOÀNG BÁ


Tăng cường sức khỏe đường tiêu hoá, trị hoàng đản:

Hoàng Bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g, các vị sắc uống.

Điều trị tả, tiểu tiện đỏ, sẻn ở trẻ em:

Lấy vỏ cây Hoàng Bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần.

Cây Hoàng Bá điều trị viêm gan cấp tính:

Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang). Đây là bài thuốc nam điều trị các triệu chứng: sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn do bệnh viêm gan gây ra.

Bài thuốc điều trị lở miệng, loét lưỡi:

Vỏ cây Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Viêm loét dạ dày hành tá tràng rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày - đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế. Viêm loét dạ dày hành tá tràng rất phổ biến trong đời sống xã hội ngày nay. Trên thế giới cũng như trong nước bệnh này đang có su hướng tăng rõ dệt hàng năm số bệnh nhân bị mắc thêm bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng tăng lên khoảng 2%.

vi khuẩn Helicobacter Pylori

* Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn H.P) hoặc dùng thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên làm giảm khả năng sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

* Những triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

Bệnh còn bắt nguồn từ lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học đúng giờ, dùng rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và stress.

Biện pháp phòng và chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng:


Sử dụng thuốc kháng sinh diệt khuẩn kết hợp Thuốc chữa bệnh đau dạ dày Hoa Việt vị quản thống để bảo vệ niêm mạc dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phèn chữa chữa bệnh viêm loét dạ dày

Thuốc chữa viêm loét dạ dày: Người ta thường nghĩ đến phèn chua như một nguyên liệu khử trùng, làm sạch vết hôi mốc, ít ai biết được rằng, phèn chua chính là – Thuốc chữa viêm loét dạ dày đầy hiệu nghiệm mà rất nhiều bác sỹ đông y đã khuyên dùng. 

Viêm loét dạ dày là gì.


Viem loet da day là một loại bệnh lý xảy ra khi dạ dày bị tổn thương, viêm loét, thậm chí chảy máu. Viêm loét dạ dày được biểu hiện bằng một số triệu chứng ban đầu như buồn nôn, ợ chua, đầy hơi, đau thượng vị. Về sau, khi bệnh đã sang giai đoạn biến chứng thì cơ thể sẽ gặp nhiều rắc rối lớn như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày… đây đều là những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

viêm dạ dày


Viêm dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là gì?


Khoa học đã nói rằng, có 4 yếu tố chính là tác nhân của căn bệnh này, đó là : lối sống, thói quen ăn uống, vi khuẩn, thuốc và di truyền. Tuy vậy, theo thống kê chung thì số người mắc bệnh viêm loét dạ dày thường là những người ăn uống bừa bãi, hay hút thuốc và uống rượu bia…vv.

Viêm loét dạ dày là bệnh có thể chữa trị, tuy nhiên nhiều người thường lơ là và cho rằng việc điều trị bệnh không cần thiết. Nếu để bệnh đã chuyển qua giai đoạn biến chứng, việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.

Phèn chua và Công dụng chữa viêm dạ dày của phèn chua.


Phèn chua, có tên khoa học là Alumen. Trong dân gian, phèn chua còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Minh phàn, Khô phàn, Phèn chi, Bạch phàn…

Theo nghiên cứu hiện đại, phèn chua có chứa nhiều muối kép Nhôm sunfat và Kali – những thành phần sát khuẩn, trị viêm loét cực hiệu quả.

Theo đông y, phèn chua có vị chua, tính hàn, vào dạ dày, có có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, hết ngứa. Ngoài ra, phèn chua còn được dùng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày, thu liễm, cầm máu, chữa ho ra máu, các loại thuốc xuất huyết.

Phèn chua – thuốc chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Phèn chua – thuốc chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng phèn chua.


Chữa viêm dạ dày bằng phèn chua là một mẹo hay mà dân gian ta đã lưu truyền lại. Theo kinh nghiệm, để chữa viêm dạ dày nhanh chóng và triệt để, người bệnh cần lấy phèn chua rang lên cho tới khi chảy hết nước và khô lại, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống khoảng 1 g bột phèn chua, kiên trì sử dụng bệnh sẽ thuyên giảm trong thời gian ngăn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng, để phèn chua phát huy tối đa hiệu quả, trong khi sử dụng bài thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Chúc bạn thành công!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm loét dạ dày dễ biến chứng ung bướu

Chỉ vì chủ quan, nghĩ đau dạ dày là bệnh đơn giản mà ông Trần Thanh T. (63 tuổi, phố Bạch Mai, Hà Nội) đã bị tử vong một thời gian sau phẫu thuật vì biến chứng ung thư.

Tưởng đau dạ dày là bệnh đơn giản


Bị đau dạ dày từ hơn 10 năm nay, ông T. thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị. Nhưng chủ quan cho rằng, đau dạ dày là bệnh phổ biến, ai chả bị nên ông T chủ yếu uống thuốc Nam, khi nào đau quá thì ông mới ra nhà thuốc mua một đợt thuốc Tây về uống theo đơn mà ông đi khám từ 10 năm trước, chứ không đi khám hay nội soi dạ dày lại

Uống thuốc vào, ông thấy đỡ nhưng chỉ một thời gian sau, bệnh lại tái phát, dạ dày cứ đau rồi đỡ lặp đi lặp lại. Đến một ngày, ông T thấy người cứ gầy rộc, sút gần 10 kg, mệt mỏi, chán ăn, người thân lo lắng giục đi khám nhưng ông cứ chần chừ vì sợ đi bệnh viện, đông đúc mà có khi khám lại mất cả ngày. Đến lúc đau quá, không chịu được, ông mới đồng ý đến bệnh viên Bạch Mai khám và nội soi thì mới phát hiện phát ra bị viêm phù nề và có khối u ở hang vị dạ dày. Nhưng đau đớn hơn, khi tế bào lấy từ khối u được mang đi sinh thiết thì kết quả cho thấy ông đã bị ung thư dạ dày, buộc phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và truyền hóa chất để phòng ngừa sự phát triển trở lại của khối u.

Nhưng chỉ vài tháng sau, ông T ra đi để lại nỗi ân hận cho cả gia đình vì đã không cương quyết đưa ông đi khám để hỗ trợ điều trị triệt để viêm loét dạ dày, nên mới dẫn đến biến chứng ung thư, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn

Viêm loét dạ dày rất dễ biến chứng ung bướu

Viêm loét dạ dày rất dễ biến chứng ung bướu

Không chỉ ông T mà rất nhiều người bị viêm loét dạ dày sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao biến chứng thành ung bướu, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày

Triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày rất khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết. Nên đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đến viện khám thì đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.

Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế biến chứng bệnh ung bướu là phải điều trị triệt để viêm loét dạ dày, duy trì thói quen ăn uống khoa học, không hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh và sử dụng thường xuyên các thảo dược giúp làm lành nhanh vết loét, ức chế vi khuẩn HP, tránh tái phát bệnh .


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Cách phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày nói chung và bệnh viêm loét dạ dày nói riêng là bệnh khiến nhiều người phải mang nỗi ám ảnh ,những nỗi khổ trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn ,nhưng với những người chưa bị bệnh hay những người đang bị bệnh này cũng hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày cũng là gián tiếp giúp không mắc bệnh viêm loét dạ dày ,hay ít nhất cũng làm giảm tình trạng bệnh đi rất nhiều 

phòng tránh bệnh dạ dày

Như chúng ta đã biết bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thức ăn, vệ sinh ăn uống và trạng thái thần kinh.

Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm, là làm việc quên giờ giấc.

Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc, và lại đau. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

Cách phòng tránh bệnh dạ dày về sinh hoạt

Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.

Cách phòng tránh bệnh dạ dày bằng ăn đúng cách

Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.

Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.

Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày ăn đủ chất

Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn H pyloen gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.

Với những cách phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày bạn đã góp phần đẩy lùi tình trạng bệnh dạ dày tràn lan như ngày nay ,chúc các bạn sức khỏe !


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng của loét dạ dày, tá tràng

Câu hỏi: Tôi bị viêm loét dạ dày – tá tràng đã 4 năm nay. Tôi đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng bệnh hay tái phát, đau và khó chịu. Xin bác sĩ cho biết, bệnh của tôi có thể xảy ra những biến chứng gì? Phải điều trị thế nào?

Trịnh Thị Tú Anh (Lai Châu)


biến chứng bệnh dạ dày

Trả lời: Đây là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người đến viện khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là quá muộn để cho kết quả điều trị tốt. Các biến chứng bệnh dạ dày đó là: xuất huyết tiêu hoá: người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường; hẹp môn vị làm bệnh nhân nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược; thủng dạ dày hoặc tá tràng: đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ đội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong; ung thư dạ dày: trong loét hành tá tràng thì không gây ung thư nhưng loét dạ dày là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Nhiều người đau dạ dày hàng 5-10 năm không điều trị triệt để, đến khi sức khỏe giảm sút nhiều đi khám thì đã thành ung thư.

Loét dạ dày – tá tràng là bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Các thuốc điều trị như thuốc trung hoà axít trong dạ dày; thuốc giảm tiết axít; các thuốc kháng sinh có tác dụng diệt Helicobacter pylori. Để phòng bệnh, mọi người cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, không nên sử dụng quá nhiều các gia vị chua cay, không nên uống nhiều rượu, không để cho cơ thể trong tình trạng đói quá mới ăn, nên sử dụng thức ăn mềm, chín, dễ tiêu hoá. Khi có những dấu hiệu bệnh cần được đi thăm khám và điều trị sớm.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác.

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác. Càng cao tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng cao và nguy cơ biến chứng càng nhiều.

Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn tính thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày là các yếu tố ngoại sinh như các thuốc giảm đau chống viêm non steroit và steroit, rượu, các thức ăn quá nóng, quá lạnh, các thức ăn bị nhiễm khuẩn… và các yếu tố nội sinh như stress (đặc biệt các stress gặp trong các chấn thương nặng, bỏng nặng, chấn thương sọ não…), tăng urê huyết trong suy thận, tăng thể ceton trong đái tháo đường, do dị ứng hoặc do xoắn khuẩn Helicobacter pylori (H.pylory).

thuốc và vi khuẩn có thể gây loét dạ dày

Nhiễm H. pylori: đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng việm dạ dày mạn tính. Ở một số người, H. pylori có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên trong của dạ dày, gây ra những thay đổi trong niêm mạc của dạ dày.

Những người lớn tuổi có nguy cơ viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần với độ tuổi, và bởi vì người lớn tuổi có nhiều khả năng có H. pylori nhiễm trùng, hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn so với người trẻ tuổi.

Biểu hiện lâm sàng

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hóa xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.

Biểu hiện viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện của giai đoạn cuối của viêm dạ dày mạn tính do nhiễm H. pylori và tự miễn dịch.

Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng như loét và ung thư dạ dày.

Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt yếu tố nội, chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Triệu chứng có thể gặp: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đau ngực... thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn, tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác, yếu cơ, mất điều hòa; dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, loạn thần...

Điều trị và dự phòng


Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Tùy theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học mà có các thể viêm dạ dày khác nhau. Thông thường với người từ 40 tuổi trở lên nếu được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính cần điều trị đúng phác đồ và thường xuyên được kiểm soát bằng nội soi dạ dày 6 tháng - 1 năm một lần.

Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh diễn biến mạn tính kéo dài, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm quanh dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày...

Về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin...). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.

Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý.

Nếu gặp khó tiêu thường xuyên, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm bớt những tác động của acid dạ dày.

Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy...

Chất béo từ cá được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá...) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái... trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền...

Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn...

Hạn chế hoặc tránh uống rượu: sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.

Không hút thuốc: hút thuốc gây trở ngại cho niêm mạc bảo vệ dạ dày, làm cho dạ dày dễ bị viêm cũng như các vết loét. Hút thuốc cũng làm tăng acid dạ dày, dạ dày chậm trễ chữa bệnh và là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nếu gặp vấn đề về tâm lý cần xem xét việc tập thiền hoặc yoga.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng.

Bệnh viêm đại tràng co thắt là dạng phổ biết nhất của chứng bệnh đại tràng, viêm loét đại tràng. Bệnh khó điều trị dứt điểm bằng các phương pháp y học hiện đại, nguy cơ nhiễm bệnh cao, tái phát nhiều lần. Bệnh tái phát có tính chu kỳ, thường kéo dài khoảng 3 tháng.

dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm đại tràng

Chứng viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ với lượng thực phẩm qua đường đại tràng. Tốc độ thức ăn lưu chuyển quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.

Khi các giai đoạn co và giãn cơ ruột nhanh hơn, mạnh hơn sơ với đại tràng bình thường, đường ruột không có thời gian hấp thụ lượng nước có chứa trong thực phẩm sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Ngược lại, khi cơ ruột co giãn chậm hơn, yếu hơn, ruột hấp thụ quá nhiều nước sẽ gây ra tình trạng táo bón, phân khô và cứng.

Phân Loại Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại:

Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Tỷ lệ người mắc bệnh đại tràng co thắt khá cao, chiếm khoảng 20% dân số trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 30 đến 40%, đặc biệt số lượng người mắc bệnh đại tràng co thắt ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 4 người mắc bệnh thì có 3 người là phụ nữ.

Những người mắc các chứng rối loại thần kinh chức năng, trầm cảm, căng thẳng kéo dài…có nguy cơ mắc bệnh đại trạng co thắt rất cao.

Nguyên Nhân Của Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt

– Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đại tràng co thắt là do chế độ ăn uống. Sử dụng phực phẩm thiếu an toàn, không đảm bảo vệ sinh, thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, khuẩn lỵ…gây ra tình trạng ruối loạn nhu động ruột.
– Một trong những nguyên nhân khác là do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm, dùng thuốc liên tục, kéo dài…gây ra bệnh đại tràng co thắt.
– Lao động quá sức, mất ngủ, căng thẳng kéo dài, chấn động tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt.
– Mức độ bất thường của serotonin trong ruột, điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng bị lo âu và trầm cảm. Serotonin là một chất có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của mỗi người. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt.
– Phụ nữ bị viêm đại tràng co thắt nhiều gấp 4 lần so với nam giới nên các nhà nghiên cứu cũng tin rằng yếu tố nội tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt.


– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng là một trong những phương pháp ngăn ngừa bệnh đại tràng hiệu quả nhất. Không sử dụng những loại thực phẩm còn tươi, sống, đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
– Tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng thái quá gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột. Tạo cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
phòng tránh bệnh viêm đại tràng

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước. Dùng lòng bàn tay mát xa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
– Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt sử dụng những loại thực phẩm giầu kali như chuối, đu đủ…
– Hạn chế hoặc không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê và thuốc lá. Hạn chế đồ ăn chua cay và những thức ăn chiên rán khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều, no vào buổi tối.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn tính

Viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch.

nguyên nhân bệnh dạ dày

Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân.


Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày. Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có nhiều, song có thể xếp vào hai nhóm chính

Do các yếu tố ngoại sinh thường gặp :

- Virus, vi khuẩn và độc tố của chúng.
Thức ăn : nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rượu, chè, cà phê, mù tạc … Rượu mạnh, uống với khối lượng nhiều.

ăn vội và ăn nóng dễ bị mắc bệnh dạ dày

Ăn vội và nóng là những nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn.

Thuốc Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL…

- Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng (đồng, kẽm), thủy ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc …
- Các kích thích nhiệt, dị vật. Các loại chất độc với ý đồ uống để tự tử.
- Các loại thuốc mang tính chất kích thích, nhất là dạng thuốc bột.
- Do các yếu tố nội sinh (các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp), gặp trong các bệnh sau
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi … viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành…)
- Ure cao trong máu ở những bệnh nhân viêm thận cấp tính hoặc mạn tính, tăng thyroxin, tăng đường máu.
- Bỏng, nhiễm phóng xạ (1.100r – 25.000r ), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, shock, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan …
- Dị ứng : thức ăn (tôm, ốc, sò, hến …)

Niêm mạc dạ dày bị viêm cấp tính do dị ứng bởi một vài loại thức ăn không thích hợp với cơ thể hay aspirin… mà ta vẫn thường gọi là viêm dạ dày dị ứng, đôi khi có chảy máu lan tỏa trên toàn lớp niêm mạc dạ dày – gọi là viêm dạ dày dị ứng xuất huyết.

Do yếu tố xúc động mạnh về tâm thần làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường dẫn đến sự thay đổi dạ dày dạng viêm – viêm dạ dày do bị kích động mạnh sự hoạt động của bệnh thần kinh trung ương cao cấp.

2. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính được xem như là tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày, hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài .

Nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày mạn tính:
Hậu quả của việc điều trị không đúng hay không triệt để bệnh viêm dạ dày cấp tính, từ đó chuyển sang mạn tính.
Uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niêm mạc dạ dày và gây bệnh.
Ăn uống không điều độ, vội vàng, không nhai kỹ thức ăn, ăn các thức ăn khi còn đang nóng,… Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc…Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hóa học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm . Ăn nhiều gia vị (chua, cay) như hạt tiêu, ớt…


Hãy coi chừng với các loại gia vị có tính kích thích.

Hãy coi chừng với các loại gia vị có tính kích thích.

Dùng một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… thường là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
Hậu quả của bệnh nhiễm trùng mủ ở miệng, từ cổ họng như viêm mủ chân răng, viêm amidan hốc mủ, viêm mủ xoang hàm…
Một vài bệnh lý viêm mạn tính ở các cơ quan tiêu hóa khác như viêm gan, viêm ruột non, viêm đại tràng. Các nhà nghiên cứu thường cho thấy viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với loét dạ dày, loét hành tá tràng, bệnh đại tràng chức năng, táo bón, nhiễm khuẩn ruột, túi mật viêm, trào ngược dịch mật vào dạ dày, viêm miệng nối dạ dày – hỗng tràng, ung thư dạ dày …
Suy dinh dưỡng, ăn thiếu chất chủ yếu là chất đạm, thiếu các loại vitamin. Thiếu Fe, thiếu B12, thiếu axít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
Yếu tố thần kinh – phản xạ điều hòa chức năng của dạ dày cũng đóng một vai trò quan trọng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Rau cải trắng chữa đau dạ dày

Không chỉ giúp cải thiện chứng đau dạ dày, cải trắng còn có lợi cho những người bị nhức đầu, lạnh bụng dưới…

Rau cải trắng (hay rau cải bẹ trắng) chứa nhiều chất bổ và vitamin, đặc biệt là vitamin C. Sau đây là một số bài thuốc với lá hoặc hạt cải trắng:

rau cải trắng tốt cho bệnh nhân dạ dày

Đau dạ dày: Dùng lá cải rửa sạch trong nước muối, ép tươi lấy nước uống ngày 2 – 3 lần. Uống kiên trì sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Chứng cam răng: Khi lợi bị viêm loét, răng bị mủn, miệng có mùi hôi, thì lấy lá cải trắng đốt thành than, nghiền thật mịn. Dùng bột này xát vào lợi, răng thường xuyên bệnh sẽ khỏi.

Sơn ăn, lở ngứa: Dùng 9 lá cải trắng rửa sạch, nấu kỹ với nước, rửa thường xuyên, sẽ rất hiệu nghiệm.

Nhức đầu: Lấy một nhúm hạt cải trắng tán thành bột, trộn với chút giấm, xoa lên gáy và hai bên thái dương, sẽ đỡ.

Lạnh bụng dưới: Lấy hạt cải trắng khoảng 40 gr, sao hơi vàng, tán bột mịn rồi quết với cơm nếp, hòa thành viên bằng hạt đậu xanh. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng.

Bế kinh: Lấy hai lạng ta hạt cải trắng 80 gr, tán nhỏ, uống khoảng 7,5 gr pha với rượu khi đói.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com