Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại mang nhiều phiền toái tới cho những bệnh nhân bởi tính chất tái phát nhiều lần khi dinh dưỡng cũng như chế độ ăn uống không đảm bảo.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.

bệnh nhân đau dạ dày nên tránh các loại thực phẩm chiên rán

Tránh các loại thực phẩm chiên rán, nhiều gia vị

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp chữa bệnh sỏi thận. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...

bệnh nhân đau dạ dày nên lựa chọn thực phẩm an toàn

Lựa chọn thực phẩm an toàn và tốt cho dạ dày

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...) sỏi thận niệu quản; các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo...) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn súp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu làviêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém nội soi sỏi thận, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng

Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn từ 5 - 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phòng ung thư dạ dày với đậu phụ

Ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc.

Bí mật trong sức mạnh của đậu phụ là đậu tương, một thành phần chính có trong rất nhiều món ăn hằng ngày của người Hàn Quốc.

Các bác sĩ Hàn Quốc đã theo dõi sức khỏe của 20.000 người trong giai đoạn 2000-2009 và nhận thấy, tỉ ung thư dạ dày ở những người thích ăn đậu nành chỉ là 9/10.000 người trong khi ở những người không thường xuyên ăn thực phẩm này là 100/10.000 người. “Điều này có nghĩa đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 91%”, GS Yu Geun-young cho biết.

phòng ung thư dạ dày với đậu phụ
Phòng ung thư dạ dày với đậu phụ


Các nhà nghiên cứu cho rằng chất isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận là isoflavon giúp kiềm chế khuẩn helicobacter pylori, vốn gây raung thư dạ dày.

GS Yu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên thẩm tra tính chính xác của quan điểm cho rằng đậu tương giúp phòng ung thư dạ dày. “Những thông tin này cũng rất hữu ích với những người thích ăn những thực phẩm muối hay bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori”, ông nói.

GS Yu khuyên, để ngừa ung thư, những người hay ăn thực phẩm muối nên ăn nhiều hơn 1 bát cơm đậu nành và 1 khẩu phần đậu phụ mỗi ngày.

Nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là phương pháp điều trị phổ biến được thực hiện đối với các bệnh nhân bị bệnh ung thư dạ dày. Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống sao cho tốt nhất để giúp mau chóng phục hồi bệnh và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là các nguyên tắc người bệnh cần được tuân thủ trong chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

1. Nguyên tắc chung trong ăn uống

thực phẩm cho bệnh nhân dạ dày


Một nguyên tắc chung trong ăn uống mà bất cứ người bệnh nào sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cũng cần phải thực hiện đó là nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường. Cùng với đó, người bệnh cần chú ý nên ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn. Theo lời khuyên, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 6 – 8 bữa/ngày là hợp lý.

2. Nên ăn thực phẩm giàu protein

chế độ ăn uống cho bệnh nhân dạ dày


Các loại thực phẩm giàu protein không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho sức khỏe người bệnh mau chóng phục hồi mà còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Do vậy, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như thịt, gia cầm, cá, trứng, phô mai, bơ… là các loại thực phẩm có chứa nhiều protein rất tốt cho sức khỏe.

3. Các loại ngũ cốc

người phẫu thuật dạ dày nên ăn ngũ cốc


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày nên lựa chọn các loại ngũ cốc ít chất xơ.

4. Trái cây và rau quả



Hầu hết các loại trái cây và rau xanh đều tốt cho người bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày nên ăn. Tuy nhiên, các bạn lưu ý với các loại rau xanh thì nên ăn chín, với trái cây thì nên gọt vỏ trước khi ăn và bỏ hạt. Trong số các loại trái cây hoa quả, chuối và dưa hấu được cho là 2 loại quả tốt nhất cho người bệnh trong trường hợp này nên ăn. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý để bổ sung sao cho có hiệu quả nhất.

5. Sữa


Sữa là một loại thực phẩm quan trọng và thiết yếu trong chế độ ăn uống của hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa giúp cung cấp lượng chất cần thiết cho cơ thể khi người bệnh không có khả năng hoặc không nên ăn các loại thực phẩm khác có nguồn chất tương tự. Đối với những người sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày có thể lựa chọn loại sữa gầy (sữa đã tách béo hoàn toàn) và các sản phẩm từ sữa chứa 1% chất béo cho chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, người bệnh có thể cần uống bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B1, B12 và viên sắt để bổi bổ sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do phẫu thuật. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men như dưa chua, hành muối hay các loại gia vị cay nóng, hoa quả chua, các loại chất kích thích và các loại đồ ăn cứng sẽ không tốt cho việc phục hồi căn bệnh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Đối với bất kỳ người bệnh bị ung thư nào ngoài áp dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. 

Trong bài viết này chúng ta sẽ cũng tìm hiểu những món ăn tốt cho quá trình điều trị và tăng cường thể trạng ở những bệnh nhân ung thư đại tràng và phòng ngừa tái phát bệnh như thế nào.

dinh dưỡng cho bệnh nhân dạ dày

Đối với bệnh nhân ung thư cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những biện pháp điều trị bệnh đã làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Phần lớn những người bị ung thư phải chịu những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị bệnh làm họ khó ăn uống được, cơ thể hao mòn, thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể đã thiếu dinh dưỡng lại càng thiếu hơn. Vì thế trong vấn đề dinh dưỡng thì việc ăn uống của người bệnh là cô cùng quan trọng để hồi phục bệnh cũng như có sức khỏe để tiếp tục các phương pháp điều trị ung thư.

Chế độ ăn uống phải tuân theo một số nguyên tắc như: ăn uống đầy đủ đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước… theo nhu cầu và sở thích của bệnh nhân để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cân tốt hơn.

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng

Bệnh nhân ung thư đại tràng nên lựa chọn các loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế. Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng tốt nhất nên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa. Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc được ưu tiên trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất và phóng xạ, khi cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Một số nguyên tắc chung về điều dưỡng ăn uống đối với bệnh nhân ung thư đại tràng như sau:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần với số lượng ít một.
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít mặn
  • Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả nhiều vitamin
  • Tránh ăn thức ăn khô cứng, ăn đồ ăn nướng, rán…
  • Không uống rượu

Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas…. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa), thực phẩm nên chế biến dưới dạng cháo, súp… Các bữa phụ bổ sung sữa tách bơ, nước hoa quả, trái cây.

ăn nhiều trái cây phòng ngừa bệnh dạ dày

Ăn nhiều trái cây, rau quả sẽ giúp phòng ngừa bệnh.

Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, giàu chất dinh dưỡng, chọn thức ăn tinh bột từ ngũ cốc, củ quả (gạo, lạc, đậu…).

Cần được cung cấp đủ lượng đạm cần thiết, nhưng thịt đỏ chỉ nên ăn dưới 80 mg/ngày. Thay vào đó là lượng protein từ gia cầm (thịt gà, thịt chim…), cá, sữa, trứng và các loại họ đậu vừng, lạc…

Tăng cường thêm nhiều loại vitamin từ rau, củ, quả, nước ép trái cây, không nên ăn các loại rau có quá nhiều chất xơ khiến gan mệt mỏi. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia…

Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày.Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát. Trong đó, tập luyện cơ thể là quan trọng như đi bộ, đạp xe…, tập khoảng 30-45 phút/lần, 3 lần/tuần.

Còn về những sản phẩm thuốc hỗ trợ hay thực phẩm chức năng cần thiết thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho mẹ bạn để được tư vấn dùng những sản phẩm thuốc phù hợp nhất.

Người bệnh ung thư đại tràng nên uống nhiều nước hoa quả, các loại quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, đu đủ, ăn nhiều rau xanh. Nếu mệt mỏi khó ăn hoặc ăn ít, có thể dùng thêm sữa. Trường hợp sức khỏe cho phép, có thể tập luyện, sinh hoạt nhẹ nhàng trong nhà.

Không nên tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có ý kiến cho phép của bác sĩ chuyên khoa

Ăn uống tùy theo triệu chứng của bệnh
  • Bệnh nhân ung thư đại tràng bị đầy, trướng bụng và đau đớn, ăn không tiêu thì cần chọn loại thức ăn để tiêu hóa như canh chua, nước cam, nước gừng, mì sợi, cháo gạo…
  • Bệnh nhân buồn nôn, nôn mửa, không muốn ăn nên lựa chon những loại thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, bột ngũ cốc…; tránh các loại thức ăn chứa nhiều mỡ.
  • Ung thư đại tràng sau phẫu thuật làm hư tổn khí huyết, toàn thân mất sức lực, chân tay uể oải, khó cử động, không muốn ăn uống… thì nên chọn loại thức ăn có tác dụng ích khí dưỡng huyết như canh lá diêc, canh thịt gà, thịt chim, trà nhân sâm, long nhãn, mộc nhĩ…
  • Trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất rất dễ bị choáng đầu, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi không có sức lực, buồn nôn, nôn mửa… nên cho người bệnh uống sữa, trứng gà, cà chua, trà sâm…
  • Bệnh nhân ung thư đại tràng thời kỳ muộn, toàn thân suy nhược, ăn uống khó khăn, vì vậy cần lấy việc phù chính là chủ yếu, tăng cường dinh dưỡng, nên dùng sâm hãm với nước để trợ giúp tăng cường chức năng của các tạng phủ.
Thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng?

Dinh dưỡng là biện pháp dễ thực hiện để giảm tỷ lệ ung thư đại tràng. Các nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) đưa ra kết quả rất lạc quan rằng có thể phòng ngừa ung thư bằng thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên để giảm tỷ lệ ung thư đại tràng: nên hạn chế tiêu thụ đạm động vật, giảm các chất béo nguồn gốc động vật, tăng chất đạm từ thực vật, tăng lượng chất xơ từ trái cây và rau xanh.

Các loại thực phẩm thực vật có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng:

Dầu ô liu: Trong dầu ô liu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Granada (Mỹ) còn phát hiện ra loại acid maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng acid maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng. Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, acid maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của acid maslinic được công bố.

Đậu nành và ngũ cốc họ đậu : Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Ngoài dồi dào về chất xơ – có tác dụng kích thích nhu động ruột phòng ngừa ung thư đại tràng, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% chất glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm và nhiều axít amin và sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.

Cà rốt sống và rau sống : Theo nghiên cứu mới đây tại Italy cho thấy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này. Khảo cứu gần đây cho thấy, những người ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần.

Các sản phẩm làm từ bơ, sữa : Trong những sản phẩm này rất giầu chất béo thực vật và axít linoleic giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng. Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, người có lượng a–xít linoleic cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng giảm tới trên 30% so với người có lượng a-xít này thấp. Đặc biệt, những người tiêu thụ nhiều pho-mai thì nguy cơ mắc bệnh rất thấp.

Dứa : Trong dứa có chứa hai phần từ hợp chất CCZ và CCS có khả năng kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư, kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư đại tràng ung thư vú, phổi và ung thư da.

Rau xanh và trái cây khác : Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoong và trái cây như táo, lê, kiwi, mận, đào, nho, dâu tây, dưa hấu… ngoài việc cung cấp chất xơ và vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.

Hành, tỏi : Chứa nhiều chất allicin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư đường tiêu hóa.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thực phẩm phòng trị ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị được. Theo một số những nghiên cứu gần đây, một số thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn chứng bệnh nguy hiểm này.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng

Rau họ cải giúp ngăn ngừa ungthư đại tràng (Ảnh minh họa)

1. Rau họ cải

Thời gian gần đây Đại học Tiểu bang Oregon đã có những khẳng định về tác dụng của loài rau họ cải. Chúng có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Vào năm 2000, một số nhà nghiên cứu của Mỹ cũng cụ thể hóa về hiệu quả ngăn chặn chứng ung thư đại tràng nhờ việc bổ sung rau cải vào trong khẩu phần ăn. Những người ăn trung bình khoảng 58 gram rau họ cải mỗi ngày có khả năng đề kháng bệnh này cao hơn hẳn so với những người chỉ sử dụng có 11 gram mỗi ngày.

2. Chất xơ từ ngũ cốc

Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu Anh và Hà Lan, tiêu thụ chất xơ từ ngũ cốc có khả năng giảm được nguy cơ mắc bệnh về ung thư đại tràng. Nếu những người ăn thêm 90 gram ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc chứng ung thư đại tràng. Đó cũng là kết quả của 25 nghiên cứu kỹ lưỡng trên gần 2 triệu người.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích to lớn của chế độ ăn hàng ngày giàu chất . Cũng theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ nên sử dụng 25 gram chất xơ mỗi ngày, còn nam giới nhiều hơn, là 38 gram.

3. Rễ của cây gừng

rễ gừng có tác dụng ngăn ngừa ung thư đại tràng

Rễ gừng có tác dụng giúp ngăn chặn ung thư đại tràng

Sử dụng 2 gram rễ gừng mỗi ngày đã được chứng minh là giúp ngăn chặn bênh ung thư đại tràng. Đã có 15 tình nguyện viên bị ung thư đại, trực tràng tham gia nghiên cứu của trường đại học Michigan (Mỹ) đã thấy dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt so với 15 người khác chỉ dùng thuốc thông thường.

Ngoài ra, rễ gừng còn có tác dụng đối với những người bị ung thư buồng trứng, say tàu xe, ợ nóng, cảm lạnh, cúm và chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Người mắc bệnh sa dạ dày , cơ quan dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống làm ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa nên thường ăn không ngon miệng, đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém,…. Cho nên dễ dẫn đến tình trạng bị suy nhược cơ thể và mất sức.

dinh dưỡng cho người sa dạ dày

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Vậy thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày, hỗ trợ cho việc điều trị sa dạ dày ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu thực đơn dưới nhé!

Thực đơn 1

Chuẩn bị: Sử dụng dạ dày bò 200g , chỉ xác (sao) 10-20g, Sa nhân 2g.

Cách làm: Dạ dày bỏ sau khi mua về rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và Sa nhân cho vào nồi đất và đun với lửa lớn , sau khi sôi chúng ta hạ lửa nhỏ và tiếp tục nấu cho đến chín, nêm nếm gia vị. Sửu dụng thực đơn này trong 5 ngày.

Nếu ban là người có bệnh sa dạ dày kèm theo triệu chứng đau, cảm thấy không ngon miệng có thể đổi dùng dạ dày bò, đương quy 180g, một tí rượu, gia vị. Sau đó cũng như trên cắt dạ dày bò thành lát mỏng, cùng đương quy cho vào nồi đất thêm nước, đun sôi ở lửa to, thêm rượu, hạ lửa nhỏ xuống tiếp tục nấu cho đến khi dạ dày nhừ.

Thực đơn 2

Chuẩn bị : Dạ dày heo 1 cái, 200g hoàng kỳ, trần bì(vỏ quýt) 30g.

Cách 1 : Rửa sạch dạ dày heo, để ráo, cắt sợi. Bỏ tất cả dạ dày heo, hoàng kỳ, trần bì vào nồi với một lượng nước vừa đủ để nấu tới chín nhừ. Chia làm 2 lần dùng hết trong ngày, 10 ngày một liệu trình.

thực đơn cho người sa dạ dày

Thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày

Cách 2: Thay thế tiêu sọ cho trần bì. Hoàng kỳ 20-30g, tiêu sọ 15g. Dạ dày heo cũng rửa sạch, thái mỏng sau đó cho hoàng kỳ, tiêu sọ vào nồi nước xâm xấp và nấu chín. Chia làm 2 -3 lần dùng trong ngày. Với món này các bạn làm 1 liệu trình là 10 ngày sẽ có tác dụng dưỡng vị bổ khí tốt.

Thực đơn 3

Chuẩn bị: Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) mỗi thứ 3g, thương truật 9g, chỉ thực 1,5g.

Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi đun lửa to cho sôi thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.

Những thực đơn dưỡng vi cho người sa dạ dày kể trên rất dễ làm, đơn giản mà hiệu quả nó đem lại rất nhiều. Các bạn hãy áp dụng các thực đơn trên cho người bệnh để hỗ trợ tốt cho việc chữa trị bệnh sa dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bị viêm đại tràng nên ăn gì?

Những người bị viêm đại tràng thường rất nhạy cảm với các vấn đề ăn uống. Chính vì thế một chế độ ăn uống hợp lý ngoài việc giúp giảm bớt những cơn đau đại tràng, không gặp vấn đề về đi ngoài nó cũng rất có tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng.

Đầu tiên cần thực hiện theo một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá nhiều sẽ không đủ chất khiến cơ thể bị suy nhược, nên ăn những đồ dễ tiêu, đối với những món ăn bị dị ứng thì không nên ăn (món ăn dị ứng này tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân).

Nếu bệnh nhân viêm đại tràng mà bị táo bón nên ăn bổ sung chất xơ, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

Đậu nành tốt cho bệnh viêm đại tràng

Nếu bệnh nhân viêm đại tràng mà bị tiêu chảy thì hạn chế các đồ ăn như hoa quả tươi, nước trái cây.

Không nên dùng các sản phẩm từ sữa vì trong sữa có đường lactose là một loại đường rất khó tiêu hóa hơn nữa trong sữa còn có chất đạm có thể gây phản ứng dị ứng ở đường ruột làm cho niêm mạc ruột sưng phù gây nên tình trạng tiêu chảy nhiều hơn. Nhưng với sữa đậu nành thì ta có thể dùng được vì trong sữa đậu nành không có những chất gây hại trên đại tràng.

Giảm lượng đồ ngọt tập trung trong chế độ ăn: hạn chế các loại kẹo ngọt, nước giải khát giúp giảm lượng nước vào trong ruột nhiều sẽ khiến bụng dễ bị đau.

Rượu và cafein là những chất không nên được sử dụng với người viêm đại tràng.

Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Những chất béo này ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng chống viêm.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Vỏ cam chữa đau dạ dày hiệu quả

Vỏ cam từ lâu đã được dùng làm một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong dân gian và đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn, hơn nữa lại rất đơn giản, tiện lợi mà an toàn. Đặc biệt, dùng vỏ cam có tác dụng chữa đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính rất hiệu quả, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

vỏ cam chữa dạ dày hiệu quả

Vỏ cam được dùng phổ biến trong dân gian có rất nhiều công dụng khác nhau như chữa các chứng bệnh về đường hô hấp, chống say tàu xe, trị ho, tạo giấc ngủ ngon,… Các bài thuốc từ vỏ cam chữa bệnh dạ dày từ lâu đã được áp dụng rất phổ biến và coi như một vị thuốc quý. Các bạn có thể tham khảo áp dụng theo các bài thuốc như sau:

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ vỏ cam


bài thuốc chữa dạ dày từ vỏ cam

Nguyên liệu: vỏ cam khô, gừng tươi và đường nâu

Cách dùng: trước tiên bạn lấy khoảng 3g vỏ cam và 6g gừng tươi cho vào ấm sắc cùng với 2 bát nước, sắc còn 1 bát. Sau đó cho thêm đường nâu lượng vừa khẩu vị và dùng để uống hàng ngày. Dùng bài thuốc này liên tục trong nhiều ngày sẽ có tác dụng phòng ngừa và khắc phục triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất tốt.

Bài thuốc chữa viêm đau dạ dày mãn tính từ vỏ cam


chữa đau dạ dày mãn tính từ vỏ cam

Nguyên liệu: vỏ cam khô 30g và đường trắng

Cách dùng: cách dùng bài thuốc này rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần lấy vỏ cam khô rửa sach cho vào hãm với nước sôi như trà, sau đó cho thêm đường trắng vào để uống ngày 3 – 4 lần. Đây là bài thuốc đơn giản, tiện lợi để áp dụng và rất phổ biến trong dân gian từ xa xưa. Các bạn nên áp dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc dùng để chữa bệnh dạ dày nêu trên, vỏ cam còn được dùng tốt cho các trường hợp như sau:

– Chữa chán ăn, khó tiêu: dùng vỏ cam khô kết hợp với táo tàu đỏ đem đun sôi rồi dùng để uống trước bữa ăn 10 phút sẽ chữa triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.- Giảm sốt cho phụ nữ mang thai: các mẹ bầu khi bị sốt chỉ cần lấy 2 quả cam hoặc quýt để nguyên vỏ, dưa chuột 1 quả. Đun lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần. .

– Chữa khàn giọng: kết hợp dùng vỏ cam với quả lê (ép lấy nước cốt) đem chưng cách thủy để uống ngày 3 lần chữa viêm thanh quản cấp tính, khàn tiếng rất tốt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ vỏ cam rất tiện lợi, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Các bạn có thể áp dụng thường xuyên để chữa bệnh hiệu quả.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đậu phụ giúp phòng ung thư dạ dày

Ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc.

đậu phụ giúp phòng ung thư dạ dày

Bí mật trong sức mạnh của đậu phụ là đậu tương, một thành phần chính có trong rất nhiều món ăn hằng ngày của người Hàn Quốc.

Các bác sĩ Hàn Quốc đã theo dõi sức khỏe của 20.000 người trong giai đoạn 2000-2009 và nhận thấy, tỉ ung thư dạ dày ở những người thích ăn đậu nành chỉ là 9/10.000 người trong khi ở những người không thường xuyên ăn thực phẩm này là 100/10.000 người. “Điều này có nghĩa đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 91%”, GS Yu Geun-young cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận là isoflavon giúp kiềm chế khuẩn helicobacter pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày.

GS Yu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên thẩm tra tính chính xác của quan điểm cho rằng đậu tương giúp phòng ung thư dạ dày. “Những thông tin này cũng rất hữu ích với những người thích ăn những thực phẩm muối hay bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori”, ông nói.

GS Yu khuyên, để ngừa ung thư, những người hay ăn thực phẩm muối nên ăn nhiều hơn 1 bát cơm đậu nành và 1 khẩu phần đậu phụ mỗi ngày.

Nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cây hoàng bá chữa bệnh viêm đại tràng

Dùng cây Hoàng Bá chữa bệnh viêm đại tràng mang lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh viêm đại tràng. Áp dụng phương pháp chữa bệnh viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là một trong những phương pháp điều trị bệnh đạt kết quả cao đồng thời phòng chống bệnh viêm đại tràng tái phát trở lại.

Chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràngbằng thảo dược và cây thuốc nam. Cây Hoàng Bá là một trong những loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình chữa cũng như phòng bệnh viêm đại tràng. Sử dụng các bài thuốc nam có chứa các thành phấn từ cây Hoàng Bá không chỉ giúp chữa viêm đại tràng một cách triệt để mà còn ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng tái phát trở lại.

cây hoàng bá

Là một trong những loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng quý, có giá trị dược liệu cao, cây Hoàng Bá có tác dụng kháng viêm tốt và được coi như la nguồn thuốc kháng sinh thiên nhiêt tốt. Để chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá, dùng sắc lấy nước uống, tán thành bột. Ngoài việc sử dụng cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng một cách riêng biệt, có thể kết hợp cây hoàng bá với một số loại thảo dược cũng như cây thuốc nam khác tạo thành những bài thuốc nam chữa viêm đại tràng rất hiệu quả. Với công dụng kháng viêm cao, có nhiều công dụng khác đối với hệ tiêu hóa và các chứng bệnh viêm loét liên quan đến dạ dày, đại tràng, cây Hoàng Bá luôn là một trong những thành phần chính của các bài thuốc nam chữa viêm đại tràng. Có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, không chứa độc tố, chất bảo quản cũng như kim loại nặng, cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng luôn mang lại hiệu quả cao, an toàn, không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Đặc biệt với những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá là sự thay thế tốt nhất.

Cây Hoàng Bá được gọi với nhiều tên khác nhau như: Nghiệt Bì, Nghiệt Mọc, Hoàng Nghiệt hay Sơn Đồ. Cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có tên khoa học là Phellodendron chinense (Xuyên Hoàng Bá hay Hoàng Bì Thụ) và Phellodendron amurense (Hoàng Nghiệt hay Quan Hoàng Bá). Cây Hoàng Bá thuốc họ cam.

cây hoàng bá

Cây Hoàng Bá là loại cây gỗ cao từ 10 đến 25m hoặc cây có thể cao hơn. Cây Hoàng Bá phân nhiều cành. Vỏ của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có dày, sần sùi, có màu nâu xam xám ở mặt ngoài, màu vàng tươi ở mặt trong. Lá của cây Hoàng Bá điều trị viêm đại tràng kép lông chim lẻ, từ 5 đến 13 lá. Lá của cây Hoàng Bá có hình trứng thuôn hay hình bầu dục, dài 5 đến 12cm. Lá của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng rộng từ 3 đến 4,5cm. Lá của cây Hoàng Bá có màu lục sẫm ở mặt trên, màu lục nhạt và có lông mềm ở mặt dưới. Hoa của cây Hoàng Bá là loại hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chuỳ ở đầu cành và ở ngọn thân. Quả của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có hình cầu khi chín quá có màu tím đen. Mỗi quả của cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có từ 2 đến 5 hạt.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây Hoàng Bá chữa viêm đại tràng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tới 3 kinh: thận, bàng quang và tỳ. Cây Hoàng Bá điều trị bệnh viêm đại tràng có tác dụng điều trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Trong Đông Y dùng cây Hoàng Bá điều trị các chứng bệnh: Thấp nhiệt ở tràng vị gây tả lỵ, đại tiện ra máu mủ. Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa viêm đại tràng bằng cây Hoàng Bá một cách riêng biệt, cây Hoàng Bá thường được kết hợp với một số loại thảo dược và cây thuốc nam khác như: Hoàng liên, Mộc Hương, Ké Đầu Ngựa…bào chế thành những bài thuốc nam điều trị bệnh hiệu quả.

cây hoàng bá chữa viêm đại tràng

They Y Học hiện đại, cây Hoàng Bá điều trị bệnh viêm đại tràng có chứa nhiều berberin – một chất kháng khuẩn mạnh thường được dùng điều trị bệnh tiêu chảy do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ngoài việc điều trị rối loạn tiêu hóa, chất Berberin có trong cây Hoàng Bá khi được kết hợp với chất Lacton có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giúp điều trị bệnh co thắt đại tràng có kích thích thần kinh gây ra. Đây là một trong những phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng hiệu quả mà Y Học hiện đại áp dụng cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh này.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG BÁ


Cây Hoàng Bá là loại cây thuốc nam chữa viêm đại tràng có tác dụng cũng như mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Ngoài tác dụng điều trị, hỗ trợ sức khỏe cho đường tiêu hóa, cây Hoàng Bá còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh khác như thấp nhiệt ở bàng quang gây tiểu tiện rắt, buốt; thấp nhiệt hoàng đản gây viêm gan, mật và giải độc tiêu viêm. Cây Hoàng bá cũng được sử dụng điều trị khi cơ thể bị lở ngứa, mụn nhọt.

Đông Y và trong dân gian thường sử dụng cây Hoàng Bá điều trị những chứng bệnh như: chữa kiết lỵ, ỉa chảy, viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, khí hư, ung nhọt, viêm tấy, chân sưng đau, đau mắt, viêm tai. Đông Y còn dùng cây Hoàng Bá làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun.

Bộ phận để làm thuốc là vỏ thân, vỏ cành của cây Hoàng Bá có độ tuổi trên 10 năm. Khi thu hoạch, vỏ cây Hoàng Bá được thái miếng phơi khô. Cây Hoàng Bá có chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó chủ yếu là alkaloid hay còn gọi là berberin.

MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM DÙNG CÂY HOÀNG BÁ


Tăng cường sức khỏe đường tiêu hoá, trị hoàng đản:

Hoàng Bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g, các vị sắc uống.

Điều trị tả, tiểu tiện đỏ, sẻn ở trẻ em:

Lấy vỏ cây Hoàng Bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần.

Cây Hoàng Bá điều trị viêm gan cấp tính:

Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang). Đây là bài thuốc nam điều trị các triệu chứng: sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn do bệnh viêm gan gây ra.

Bài thuốc điều trị lở miệng, loét lưỡi:

Vỏ cây Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com