Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. 
Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu… Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.
dau-da-day-nen-an-chao
Người đau dạ dày nên ăn  các thực phẩm dễ ăn như cháo
Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng…các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.


Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng
Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

Bệnh nhân dạ dày cần lưu ý

Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc dạ dày, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày.
benh-nhan-da-day-can-luu-y
Ảnh minh họa

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp. Người bị bệnh đau dạ dày nên tránh một số chất và thực phẩm sau đây:

Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy,...

Cẩn trọng khi dùng thuốc: Lúc này, cần lưu ý ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày, dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của acid tiết ra lên niêm mạc dạ dày để tránh tái phát do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp dẫn đến viêm mạn tính hoặc loét dạ dày. Không sử dụng các loại thuốc có hại cho dạ dày như Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid,... và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc điều trị bệnh khác kèm theo.

Cẩn trọng trong chế độ sinh hoạt, ăn uống: 

Người bệnh nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn nên dùng là: Sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ...



Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán. Nên ăn chậm, nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày; giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn.

Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Không ăn quá no vì ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại gây đau. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Người bệnh không nên ăn những thức ăn sống, lạnh và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích... Cần tránh các loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hơi trong dạ dày như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ, tương ớt,... hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi, bưởi chua,...

Người bệnh nên tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tỏi, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas...

Viêm dạ dày còn do các yếu tố tâm lý thần kinh bị căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu, stress, làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích; dẫn tới tiết nhiều acid. Do đó người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,...



Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái. Có nhiều bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày rất tốt hãy đọc bài viết dưới đây.

Hoa Việt mời bạn đọc tham khảo 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày đơn giản, an toàn, hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
1. Bột nghệ vàng và mật ong:
Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.
Xem chi tiết cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
bap-cai-chua-dau-da-day
Bắp cải chữa đau dạ dày
2. Bắp cải: 
Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

3. Cam thảo: 
Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày. Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

4. Lá mơ: 
Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. 

5. Chuối hột: 
Ít ai biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Bài thuốc: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn. 

6. Quả mơ: 
Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Loại thuốc này có độc nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2 ml, mỗi ngày không uống quá 6ml.

7. Bí đỏ: 
Quả bí đỏ sắc lấy nước uống cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.
bai-thuoc-dan-gian-chua-dau-da-day
Nha đam rất tốt có tác dụng chống viêm loét dạ dày
8. Cây nha đam: 
Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

9. Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày. 
10. Khoai tây: 
Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.


Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày cần lưu ý

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, đại tiện phân đen, sờ thấy có khối u. 
Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.

Ung thư dạ dày là bệnh về tiêu hoá hay gặp, nam mắc nhiều hơn nữ. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì người bệnh có thể sống được 10 năm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày, đó là thói quen ăn mặn, ăn rau củ quả muối, thức ăn hun khói, đồ nướng… Vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn có khả năng sống trong dạ dày đã chính thức được coi là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

dau-hieu-benh-ung-thu-da-day

Triệu chứng: 
Đau dạ dày, phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh. Buồn nôn và nôn: nôn do tâm vị tắc (khối u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi. Chảy máu: thời kỳ đầu đã có thể có chảy máu, đại tiện phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín…

Trường hợp xác định bệnh sớm, giải phẫu là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc y học cổ truyền có thể đạt kết quả rất tốt, 90% bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống đến hơn 5 năm. Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền. Nếu không có điều kiện giải phẫu, dùng y học cổ truyền là chủ yếu, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.

Bệnh ung thư dạ dày tuy nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sự sống của người bệnh được kéo dài. Điều trị ung thư dạ dày phải kiên trì, lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong đó cần chú ý đến việc vừa bồi bổ (tăng sức đề kháng của cơ thể), vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển của tế bào ung thư).
Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Tác hại phá hủy dạ dày của bạn

Khói thuốc lá phá hủy lá phổi gây các bệnh về hô hấp; làm hư hại lớp nhày bảo vệ dạ dày, khiến các bệnh lý về đau dạ dày phát triển mạnh hơn, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng cao hơn 
Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày.

1. Những tác hại của thuốc lá


tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-benh-da-day
Tác hại của thuốc lá với dạ dày của bạn
Ước tính 41% của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở nam giới và 33% các bệnh ở phụ nữ có thể là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng là phụ thuộc vào lượng hút và thời gian hút thuốc. 
Hút thuốc lá làm suy yếu tác dụng điều trị của thuốc đối kháng histamin-2, có thể kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, làm tăng nguy cơ và tác hại của vi khuẩn H.P và làm tăng sản xuất các gốc tự do, vasopressin tiết bởi tuyến yên, tiết endothelin bởi niêm mạc dạ dày, và sản xuất các yếu tố kích hoạt tiểu cầu.

Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ niêm mạc. Thuốc lá đóng góp quan trọng đối với sinh bệnh học của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và chỉ ra rằng hút thuốc đóng vai trò thuận lợi đáng kể trong bệnh loét dạ dày tá tràng. Nó làm giảm lưu lượng máu niêm mạc dạ dày và ức chế dạ dày bài tiết chất nhầy, bài tiết prostaglandin dạ dày, nước bọt tiết ra yếu tố tăng trưởng biểu bì, bài tiết bicarbonat niêm mạc dạ dày và bài tiết bicarbonat tụy, thuốc lá làm giảm tái tạo tế bào nên làm cho loét lâu lành. 
- Các bệnh ung thư:
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhiều hơn.
Khi hút thuốc bạn còn phải đối mặt với vô số bệnh ung thư khác như Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư mũi, ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư bộ phận sinh dục như âm hộ, tử cung, dương vật...

Có một số người có thói quen vừa ăn vừa hút thuốc hoặc ăn xong là hút một điếu thuốc cho "thơm miệng"
Đây dường như là thói quen của rất nhiều người tuy nhiên họ lại không ý thức được rằng ngay sau khi ăn, dạ dày và ruột co bóp mạnh, tuần hoàn máu tăng nhanh, vì vậy hút 1 điếu thuốc lá lúc đó cơ thể bạn sẽ hấp thu lượng độc tố gấp 10 lần (tương đương bạn hút 10 điếu thuốc);
Vì sức khỏe của bạn, của những người xung quanh và vì cả thế giới ngay từ bây giờ bạn hãy nói Không với thuốc lá.

Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bệnh dạ dày

5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

dau-hieu-benh-da-day
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính vì thế bạn muốn biết mình có bị mắc phải bệnh đau dạ dày hay không thì nên tham khảo bài viết dưới đây để biết được 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày cơ bản để từ đó bạn có phương pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày: Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.

Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần

Ợ chua, ợ hơi: Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau 
thượng vị)

o-chua-dau-hieu-cua-benh-da-day
Ợ hơi, ợ chua dấu hiệu của bệnh dạ dày
Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thường xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu . Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị lầm vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Ợ chua một trong số các dấu hiệu của bệnh dạ dày

Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng.
o-chua-dau-hieu-cua-benh-da-day
Ợ chua dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày
Ngoài nóng cháy ở ngực, người bị ợ chua có thể cảm thấy buồn nôn, muốn ói, nhai và nuốt bị trở ngại, khó ngủ ban đêm, thở khò khè, đôi khi nghẹt thở. Các dấu hiệu rõ hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi mình xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên.
Ợ chua thường gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra ợ chua còn do van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiến cho axit trào ngược lên.
Ở người mập phì, phụ nữ mang thai, mặc quần áo chật khi ăn, ăn quá no, quá nhanh, nhai không kỹ, uống nhiều nước trước và trong bữa ăn, nằm ngay sau khi ăn sức ép trong dạ dày lên cao gây đẩy mở van.
Ợ chua cũng xảy ra sau khi dùng một số thực phẩm như chocolate, tỏi, hành, rượu, cà phê, thức ăn chiên, đồ uống có ga, mỡ, thực phẩm nhiều chất béo, hoa quả chua, sữa chua, những đồ ăn lỏng như cháo sữa…
Các nguyên nhân làm tăng quá trình sản sinh axit, viêm loét hang vị dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày đều dẫn đến ợ chua: hút thuốc lá, stress kéo dài hay tác dụng phụ một số thuốc…
Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục chứng ợ chua bằng cách từ bỏ thói quen ăn uống không tốt nêu trên. Bên cạnh đó tăng cường sử dụng một số thực phẩm như: chuối, táo, dưa hấu, uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối hoặc uống nước tỏi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, nhai kẹo cao su (loại không có bạc hà), uống nước ấm, tăng cường chất xơ, và chất đạm để giảm lượng axit trong dạ dày. Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể áp dụng bao gồm: ăn chậm, chia nhỏ bữa, không ăn quá no, nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng sau khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ, nằm ngủ nên gối cao đầu, giảm cân nếu béo phì, loại bỏ stress, tập thể dục đều đặn…

Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày – thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

Để bạn đọc tiện liên lạc, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của bác sĩ đông y Kim Đoan.
Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088